Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm
Bằng các phương pháp thu, vận chuyển và lưu giữ mẫu; phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh; phương pháp đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài đã tìm ra các tác nhân gây bệnh trên cá giống và trứng cá tầm, cá hồi tại Lâm Đồng; đồng thời, đưa ra các loại thuốc phòng và trị bệnh cho cá giống và trứng cá.
Cụ thể, tìm thấy 4 loài KST ở cá hồi giống, phát hiện 6 loài KST ở cá tầm Nga và 7 loài KST ở cá tầm Siberi; 6 loài vi khuẩn gây bệnh xuất huyết, lở loét, bệnh thối vây, mòn cụt đuôi, bệnh đen thân, bơi xoáy ở cá hồi giống, cá tầm Nga giống và cá tầm Siberi giống; phân lập được 2 loài nấm trên cá giống và trứng của cá hồi vân, cá tầm Nga và cá tầm Siberi thu.
Ngoài ra, nhóm đề tài còn phát hiện cá hồi vân, cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống tại Lâm Đồng đã có một số dấu hiệu giống với bệnh vi rút VHSV và IHN như xuất huyết, đen thân, bơi zíc zắc. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp phòng và điều trị bệnh như: sử dụng nước muối nồng độ 18% - 20% tắm cho cá hồi giống, sử dụng Ciprofloxacine nồng độ 3 - 5g trộn vào thức ăn cho cá hồi và cá tầm giống, sử dụng Oxy già nồng độ 500 - 700 tắm cho cá hồi giống, cá tầm giống và trứng cá tầm, trứng cá hồi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp tìm ra biện pháp phòng và trị bệnh cho cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lượng và chất của giống các loài cá tầm, cá hồi, góp phần tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi các đối tượng này ở Lâm Đồng; đồng thời, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tầm, cá hồi trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Làm thế nào để tiêu thụ hết sản lượng thanh long sản xuất ra với giá cả hợp lý, tăng thu nhập cho nông dân…? Đó là mục tiêu để mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ thanh long và cung ứng vật tư nông nghiệp được hình thành.
Nhiều đề tài, dự án trồng nấm bước đầu có hiệu quả như “Xây dựng mô hình SX nấm dược liệu, nấm thực phẩm cao cấp” của Cty nấm Thuận Thái, “Xây dựng nhân rộng mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu” của Trường CĐ Công nghệ & kinh tế Bảo Lộc, “Xây dựng mô hình trồng một số loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao” của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm NLN Lâm Đồng...
Theo đánh giá của huyện, trong 6 tháng qua, tình hình nuôi tôm biển cực kỳ khó khăn, tôm chết hàng loạt dẫn đến nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Năm nay, tiến độ thả giống nuôi tôm biển rất chậm, toàn huyện chỉ thả khoảng 13.000 ha so kế hoạch 16.000 ha, đạt 85% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 14% (2.231 ha).
Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!
Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.