Thu hơn 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi hỗn hợp
Mô hình chăn nuôi hỗn hợp của ông Nhàn cho hiệu quả kinh tế cao
Ông Nhàn cho biết, năm 2010, gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng lai, ngan Pháp, gà, bồ câu Pháp và cá trê lai. Trang trại rộng hơn 1.000m2 có vị trí nuôi hợp lý. Trong đó, khu đất khoảng 500m2 nuôi hơn 50 con heo rừng lai, vì loại này rất cần đất rộng để đi lại.
Diện tích đất còn lại nuôi bồ câu Pháp, gà, ngan Pháp và cá trê lai. Phân thải ra từ các loại vật nuôi, ông thiết kế đường ống dẫn xuống ao cá (khoảng 50m2) làm thức ăn cho cá trê. Cách làm này vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa tiết kiệm thức ăn cho cá.
Theo ông Nhàn, mỗi loại vật nuôi cần tìm hiểu đặc tính, cách chăm sóc riêng. Đối với heo rừng lai, chuồng trại rất đơn giản nhưng phải nắm vững đặc điểm và tập tính của chúng để bố trí chuồng trại hợp lý. Nên chọn khu đất cao, thoát nước tốt, có nước sạch. Có thể nuôi nhốt hoặc thả rông, có rào che chắn xung quanh.
Gà, ngan Pháp và bồ câu Pháp, ba loại này nuôi giống nhau, thức ăn chủ yếu là cám, gạo, bắp... Cần chú ý dịch bệnh, nếu con vật nào bị bệnh nên tách đàn chữa trị. Chuồng trại phải thoáng mát, có mái che, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển.
Riêng cám cho bồ câu Pháp phải là cám gà đẻ, không nên cho ăn cám gà thịt. Bởi cám gà đẻ chỉ chứa đạm, cám gà thịt thì chứa nhiều chất béo, nếu con mẹ ăn thì sinh sản kém, mà chim con ăn thịt về sau sẽ có nhiều mỡ.
Cá trê giống được thả với mật độ 100 con/m2. Ao nuôi được xây bể xi măng kiên cố, bổ sung thêm ít đất và cây lục bình tạo không gian sống. Cứ 3 - 4 ngày thay nước một lần để chống ký sinh gây bệnh.
Hiện gia đình ông Nhàn có gần 70 con heo rừng lai, 100 con gà, 100 con ngan Pháp, 100 con bồ câu Pháp và rất nhiều cá trê lai. Anh Nguyễn Văn Bình, Trưởng ấp 4, xã Tiến Hưng, cho biết chuồng trại của ông Nhàn không gây ô nhiễm môi trường, là mô hình hay để bà con trong ấp đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
Related news
Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.
Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.
Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.
Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.
Sáng 10-12, Đoàn công tác trung ương do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương làm trưởng đoàn tiếp tục kiểm tra, đánh giá về xây dựng nông thôn mới tại TX.Long Khánh.