Thoát Nghèo Từ Phát Triển Vườn Ươm
Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.
Trước kia cuộc sống của gia đình ông bà rất vất vả và khó khăn với 6 nhân khẩu gồm 2 vợ chồng ông cùng 4 người con chuyển từ huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn về Thái nguyên lập nghiệp từ năm 1993. Với khu đất gần 1ha đất chủ yếu là đồi guột cằn cỗi, 3 sào đất để trồng lúa một vụ và 3 sào đất trồng chè, chăn nuôi vài ba con lợn thịt nên thu nhập thấp, không đủ ăn.
Vì miếng cơm manh áo mà ông bà đã phải bươn chải qua nhiều nghề khác nhau, từ thợ xây, chạy chợ rồi đến chăn nuôi gà công nghiệp, nhưng vì không nắm được kỹ thuật nên chăn nuôi gà bị thua lỗ. Trải qua nhiều nghề sinh nhai vẫn không mang lại hiêụ quả nhưng ông bà vẫn không nản chí. Hai vợ chồng tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, về kỹ thuật chăn nuôi, tham quan các mô hình kinh tế phát triển, cuối cùng ông bà đi đến quyết định chọn nghề làm vườn ươm chè cành giống để sản xuất cây giống, quy hoạch lại khu chăn nuôi lợn, khu trồng cây chè giống để lấy hom.
Đến năm 1998 với số vốn ít ỏi, ban đầu ông bà tham gia mô hình vườn ươm chè cành giống mới của khuyến nông, vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm đầu tư từ nhỏ đến lớn, lãi năm trước bổ sung cho năm sau. Cứ như thế, trải qua hơn 10 năm phát triển vườn ươm, ông và bà đã giành dụm được một số tiền và vay mượn thêm, dùng 50 triệu đồng để đầu tư san một khu thung lũng thành một khu vườn ươm lớn có giàn che khá kiên cố và khoan một giếng để có dùng nước cho sinh hoạt và tưới cho vườn chè.
Tiếp đó đầu tư hơn 20 triệu đồng để đầu tư một con đường bê tông từ đường nhánh vào đến tận vườn thay thế cho con đường trước đây vừa nhỏ vừa lầy lội rất khó đi thành một con đường để khách hàng có thể đánh ôtô vào tận vườn mua hàng một cách dễ dàng.
Từ niềm đam mê cộng với sự ham học hỏi, lại được các cán bộ khuyến nông thường xuyên trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chăm sóc đến phòng trừ sâu bệnh vì thế nên vườn ươm của ông bà mỗi năm một phát triển. Đến nay quy mô vườn ươm của gia đình ông bà là 70 vạn cây giống chè phát triển xanh tốt,với các giống LDP1, TRI777 và các giống chè nhập nội như Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên... được quy hoạch và bố trí theo từng dãy luống thẳng hang. Tiếp đó gia đình ông còn trồng được một khu vườn chè giống để lấy hom bằng các giống LDP1, TRI777 và Phúc Vân Tiên mỗi giống hơn 1 sào. Để tăng thêm thu nhập và có nguồn phân bón cho chè gia đình ông phát triển chăn nuôi lợn thịt, hiện trong chuồng thường xuyên nuôi 10 con lợn thịt.
Tâm sự với chúng tôi ông cho biết: Làm vườn ươm chè cành giống mới phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, từ thiết kế vườn ươm, chọn đất và làm đất để đóng bầu, chọn hom và cắm hom đúng thời vụ, điều chỉnh giàn che hợp lý, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời là được.
Để tăng thêm thu nhập và có nguồn phân bón cho chè gia đình ông phát triển chăn nuôi lợn thịt, hiện trong chuồng thường xuyên nuôi 10 con lợn thịt.
Vườn ươm của gia đình ông bà đã cung cấp giống chè cho các địa phương trong địa bàn tỉnh và cung cấp giống chè cho tỉnh Bắc Cạn, mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu về hơn 70 triệu, chưa kể tiền bán chè búp và tiền bán lợn
Từ những kết quả ấy bà Hoàng Thị Mưu đã được Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam mời tham dự và báo cáo thành tích tại Hà Nội và được tặng bằng khen của Trung ương Hội về thành tích phụ nữ nghèo vượt khó. Trong thời gian tới gia đình ông bà dự định sẽ mở rộng quy mô lên 100 vạn hom, đầu tư thêm giàn tưới phun. Ngoài ra ông bà còn là tâm gương điển hình trong việc tích cực hướng dẫn, giúp đỡ các hộ đến thăm quan, học hỏi cũng như ứng giống cho các hộ còn khó khăn về vốn trả tiền sau, để họ cùng phát triển kinh tế trên mảnh đất của mình.
Có thể bạn quan tâm
Do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng ngay từ đầu hè nên nhiều diện tích chè tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị cháy búp, gây thiệt hại lớn.
Việc hướng nông dân làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là hết sức bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.
Theo tính toán của Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT, tới đây, sẽ có 4.000 tỷ đồng hỗ trợ người trồng lúa. Khoản chi này sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước hàng năm để giúp người trồng lúa theo nghị định số 42 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất lúa có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây.
Nhiều năm trước, cũng như nhiều người dân địa phương, gia đình ông Bùi Đức Công ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chỉ trồng những loại cây ăn trái giống cũ nên năng suất và thu nhập thấp. Kể từ khi ông áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cây trồng phù hợp bằng những loại giống cây trồng mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần.
Từ nhiều năm nay, bà con nông dân ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An …và một số tỉnh ở miền Đông Nam bộ đã phấn khởi nhờ trồng ớt chỉ thiên mang lại hiệu quả đáng kể. Mặc dù, hiện nay giá ớt trên thị trường đôi lúc biến động, nhưng đa số bà con đều thu nhập cao hơn so với trồng lúa.