Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Từ Phát Triển Vườn Ươm

Thoát Nghèo Từ Phát Triển Vườn Ươm
Publish date: Monday. June 10th, 2013

Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.

Trước kia cuộc sống của gia đình ông bà rất vất vả và khó khăn với 6 nhân khẩu gồm 2 vợ chồng ông cùng 4 người con chuyển từ huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn về Thái nguyên lập nghiệp từ năm 1993. Với khu đất gần 1ha đất chủ yếu là đồi guột cằn cỗi, 3 sào đất để trồng lúa một vụ và 3 sào đất trồng chè, chăn nuôi vài ba con lợn thịt nên thu nhập thấp, không đủ ăn.

Vì miếng cơm manh áo mà ông bà đã phải bươn chải qua nhiều nghề khác nhau, từ thợ xây, chạy chợ rồi đến chăn nuôi gà công nghiệp, nhưng vì không nắm được kỹ thuật nên chăn nuôi gà bị thua lỗ. Trải qua nhiều nghề sinh nhai vẫn không mang lại hiêụ quả nhưng ông bà vẫn không nản chí. Hai vợ chồng tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, về kỹ thuật chăn nuôi, tham quan các mô hình kinh tế phát triển, cuối cùng ông bà đi đến quyết định chọn nghề làm vườn ươm chè cành giống để sản xuất cây giống, quy hoạch lại khu chăn nuôi lợn, khu trồng cây chè giống để lấy hom.

Đến năm 1998 với số vốn ít ỏi, ban đầu ông bà tham gia mô hình vườn ươm chè cành giống mới của khuyến nông, vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm đầu tư từ nhỏ đến lớn, lãi năm trước bổ sung cho năm sau. Cứ như thế, trải qua hơn 10 năm phát triển vườn ươm, ông và bà đã giành dụm được một số tiền và vay mượn thêm, dùng 50 triệu đồng để đầu tư san một khu thung lũng thành một khu vườn ươm lớn có giàn che khá kiên cố và khoan một giếng để có dùng nước cho sinh hoạt và tưới cho vườn chè.

Tiếp đó đầu tư hơn 20 triệu đồng để đầu tư một con đường bê tông từ đường nhánh vào đến tận vườn thay thế cho con đường trước đây vừa nhỏ vừa lầy lội rất khó đi thành một con đường để khách hàng có thể đánh ôtô vào tận vườn mua hàng một cách dễ dàng.

Từ niềm đam mê cộng với sự ham học hỏi, lại được các cán bộ khuyến nông thường xuyên trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chăm sóc đến phòng trừ sâu bệnh vì thế nên vườn ươm của ông bà mỗi năm một phát triển. Đến nay quy mô vườn ươm của gia đình ông bà là 70 vạn cây giống chè phát triển xanh tốt,với các giống LDP1, TRI777 và các giống chè nhập nội như Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên... được quy hoạch và bố trí theo từng dãy luống thẳng hang. Tiếp đó gia đình ông còn trồng được một khu vườn chè giống để lấy hom bằng các giống LDP1, TRI777 và Phúc Vân Tiên mỗi giống hơn 1 sào. Để tăng thêm thu nhập và có nguồn phân bón cho chè gia đình ông phát triển chăn nuôi lợn thịt, hiện trong chuồng thường xuyên nuôi 10 con lợn thịt.

Tâm sự với chúng tôi ông cho biết: Làm vườn ươm chè cành giống mới phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, từ thiết kế vườn ươm, chọn đất và làm đất để đóng bầu, chọn hom và cắm hom đúng thời vụ, điều chỉnh giàn che hợp lý, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời là được.

Để tăng thêm thu nhập và có nguồn phân bón cho chè gia đình ông phát triển chăn nuôi lợn thịt, hiện trong chuồng thường xuyên nuôi 10 con lợn thịt.

Vườn ươm của gia đình ông bà đã cung cấp giống chè cho các địa phương trong địa bàn tỉnh và cung cấp giống chè cho tỉnh Bắc Cạn, mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu về hơn 70 triệu, chưa kể tiền bán chè búp và tiền bán lợn

Từ những kết quả ấy bà Hoàng Thị Mưu đã được Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam mời tham dự và báo cáo thành tích tại Hà Nội và được tặng bằng khen của Trung ương Hội về thành tích phụ nữ nghèo vượt khó. Trong thời gian tới gia đình ông bà dự định sẽ mở rộng quy mô lên 100 vạn hom, đầu tư thêm giàn tưới phun. Ngoài ra ông bà còn là tâm gương điển hình trong việc tích cực hướng dẫn, giúp đỡ các hộ đến thăm quan, học hỏi cũng như ứng giống cho các hộ còn khó khăn về vốn trả tiền sau, để họ cùng phát triển kinh tế trên mảnh đất của mình.


Related news

Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm

Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.

Thursday. August 27th, 2015
Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.

Thursday. August 27th, 2015
Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, đến nay, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, hàng năm sẽ phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được thu mẫu giám sát dịch bệnh và được kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản theo danh mục được phép lưu hành.

Thursday. August 27th, 2015
Hoang phế một vùng tôm Hoang phế một vùng tôm

Những năm gần đây, người nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) liên tục chịu cảnh trắng tay vì dịch bệnh và thời tiết. Vì thế, ngoài một số diện tích chuyển sang nuôi ốc hương, hàng chục hecta đìa nuôi tôm khác tại địa phương, nhất là vùng đìa K18 đang bỏ hoang…

Thursday. August 27th, 2015
Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…

Thursday. August 27th, 2015