Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ða canh trên đất cà chua

Ða canh trên đất cà chua
Ngày đăng: 31/07/2015

Một lứa cà chua, nhiều lứa rau

Một ngày trời mưa, bên một cung đường bê tông nông thôn mới xã Ka Đô, Đơn Dương, tôi được anh Trịnh Văn Tùng dẫn lội bộ vào những thửa vườn cà chua mới sinh trưởng khoảng 2 tuần tuổi. Ước chiều cao cây cà chua đã vươn lên hơn nửa mét, nhưng dưới gốc đã trồng xen cây su su xanh non nụ chồi. Cà chua và su su cùng tỏa rễ dưới lớp màng phủ ni lông, thân và cành leo bò lên những nhánh tre cắm sâu vào đất. Mái lợp bên trên là những đường dây thép dọc ngang, giăng mắc cả không gian của thửa vườn.

Anh Tùng giới thiệu: “Đây là thửa vườn cà chua 1ha của hộ gia đình chúng tôi đã sản xuất hơn 10 năm theo 2 hình thức luân canh với các loại rau và xen canh với cây su su hàng năm…”. Theo đó, cứ chu kỳ 1 năm trên một đơn vị diện tích đất, hộ gia đình anh Tùng sản xuất theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 kéo dài trong 3 tháng trồng và thu hoạch luân canh với nhiều loại rau xanh ngắn ngày khác nhau. Giai đoạn 2 kéo dài trong 9 tháng trồng và thu hoạch cà chua với su su xen canh, trong đó, thời vụ cà chua kết thúc trong 4 tháng đầu và thời vụ su su kết thúc trong 5 tháng sau. “Với giá cả thị trường ổn định trong một năm vừa qua, hộ gia đình chúng tôi sản xuất đa canh với cà chua đã thu về thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha, cao hơn 100 triệu đồng/ha trồng thuần cà chua…” - anh Tùng hạch toán.

Nói về kinh nghiệm trồng xen canh su su với cây cà chua, anh Tùng cho biết, quy cách trồng cây cách cây 5m, cứ 5 hàng cà chua trồng xen thành một hàng su su; việc tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh theo một chế độ thông thường như trồng cà chua thuần, nghĩa là cây su su được “thụ hưởng” toàn bộ dinh dưỡng và quy trình chăm sóc chung với cây cà chua.

Cà chua không ế thừa

Cũng theo anh Tùng, lợi thế trồng đa canh trên một diện tích là nếu gặp thời điểm sản phẩm cà chua xuống giá thấp thì sản phẩm các cây trồng khác thường được giá để bù lại. Vì sản phẩm cà chua của hộ gia đình anh Tùng và những hộ cùng liên kết sản xuất, thu hoạch đều đặn với sản lượng đã tính toán, cân đối trước với đối tác, nên dù có nhiều ngày, nhiều tuần giá thị trường giảm “bắt đáy” vẫn tiêu thụ hết hàng, không có cảnh ế thừa, đổ bỏ. Đến nay, hộ gia đình anh Tùng đang ổn định 4ha cà chua sản xuất quay vòng xen canh với su su và luân canh với các loại cây rau khác.

Trong một quy trình khép kín từ sản xuất đến thu hoạch và tiêu thụ, anh Tùng đã xây dựng 1ha vườn ươm nhà kính công nghệ cao, sản xuất nhiều loại giống cà chua ghép cao sản và nhiều loại giống rau đặc trưng của Lâm Đồng để tự cung cấp cho hộ gia đình mình và cho cả trăm hộ nông dân trên địa bàn. Theo nhu cầu đặt hàng của nông dân trong và ngoài địa phương, vườn ươm của hộ gia đình anh Tùng chia ra nhiều khu vực sản xuất, gieo ươm hạt trên khay giá thể, sau 40 ngày xuất vườn cây giống cà chua và sau 25 ngày xuất vườn cây giống rau các loại, sau đó vận chuyển đến tận thửa vườn gieo trồng.

Bên cạnh đó, hộ anh Tùng còn mở cửa hàng vật tư nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật, thường xuyên bán trả chậm cùng với cây giống cà chua và rau các loại cho những hộ nông dân liên kết, đến mùa thu hoạch thanh toán tiền một lần. Đặc biệt, đối với tất cả những hộ nông dân sản xuất từ nguồn giống cà chua của mình, anh Tùng đều bao tiêu toàn bộ sản phẩm khi thu hoạch.

Là một thương nhân cung ứng mặt hàng cà chua uy tín lâu năm tại xã Ka Đô, Đơn Dương, hộ anh Tùng đã xây dựng những mối gắn kết với những đối tác năng động trên thị trường tiêu thụ nông sản trong nước - từ miền Đông, miền Tây Nam Bộ ra đến miền Trung. Cứ bước vào năm kế hoạch mới, anh Tùng luôn dành nhiều thời gian khảo sát nhu cầu tiêu thụ cà chua qua từng đối tác, từng khu vực thị trường, từ đó làm cơ sở để tổ chức quy mô sản xuất thích hợp trong hộ gia đình mình và thích hợp với những hộ gia đình nông dân liên kết. Kết quả trong vài năm gần đây, những hộ canh tác đa canh với cà chua theo hợp đồng liên kết với hộ anh Tùng đều đạt lãi từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm. Đáng kể, hộ gia đình anh Tùng còn tạo việc làm thường xuyên cho từ 50 - 60 lao động địa phương với mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng giá ngày công lao động hiện thời.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Sá Sùng Ở Cam Lâm Người Dân Chưa Mặn Mà Nuôi Sá Sùng Ở Cam Lâm Người Dân Chưa Mặn Mà

Theo một số hộ dân ở Cam Lâm (Khánh Hòa), nuôi sá sùng kết hợp với một vài đối tượng khác trong ao không mất nhiều công chăm sóc và chi phí, lại có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ chưa mặn mà bởi không chủ động được khâu thu hoạch...

26/07/2014
Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.

05/08/2014
Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

26/07/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

05/08/2014
Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.

05/08/2014