Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía

Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía
Ngày đăng: 31/07/2015

Bệnh trắng lá mía bắt đầu xuất hiện rải rác ở thị xã Ninh Hòa từ niên vụ 2012 - 2013 đến niên vụ 2013 - 2014 với diện tích bị nhiễm 963ha. Đến niên vụ 2014 - 2015, bệnh lan rộng khắp các vùng trồng mía với diện tích bị nhiễm lên đến hơn 2.235ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30 - 70% là hơn 1.415ha.

Xã Ninh Tây là vùng có diện tích mía lớn nhất và cũng là nơi bệnh trắng lá mía xuất hiện nhiều nhất. Ông Sử Hồng Quốc Tịnh - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Tây cho biết, thời gian qua, bệnh này đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con trồng mía trên địa bàn. Đặc biệt là niên vụ 2014 - 2015, toàn xã có 753/2.270ha bị nhiễm bệnh, mức độ thiệt hại từ 30% trở lên. “Từ khi bệnh trắng lá mía xuất hiện, năng suất, chữ đường giảm mạnh. Vụ mía 2012 - 2013, năng suất mía toàn xã đạt bình quân 50 tấn/ha thì niên vụ 2014 - 2015, năng suất chỉ còn 48 tấn/ha”, ông Tịnh nói.

Ông Lê Văn Tánh - Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa cho biết, bệnh trắng lá mía là bệnh nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị, biện pháp phòng ngừa vẫn là chính. Tuy đã qua các lớp tập huấn, nhưng nhiều nông dân vẫn mơ hồ về quá trình lây lan, phát triển của bệnh cũng như thuốc đặc trị. Đây cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Mới đây, Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa đã phối hợp với UBND thị xã Ninh Hòa, Trạm Bảo vệ thực vật thị xã triển khai các lớp tập huấn “Kỹ thuật phòng trừ bệnh trắng lá mía” cho nông dân tại 8 xã trên địa bàn.

Theo khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh trắng lá mía, nông dân cần nhổ bỏ và tiêu hủy toàn bộ cây mía bị bệnh; không sử dụng hom giống bị bệnh cho niên vụ tiếp và không vận chuyển mía từ vùng bị nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm... Ông Prakash Muthu, Phó Giám đốc nguyên liệu (Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa) cho biết, bệnh trắng lá mía xuất hiện ở Thái Lan từ năm 1954. Và ở Việt Nam hiện nay, bệnh trắng lá mía đang là vấn đề nan giải. Bệnh một phần do thời tiết, nhưng yếu tố chính vẫn là giống, sâu bệnh... Vì vậy, bà con nên xử lý giống trước khi trồng. Đối với diện tích bị bệnh trên 50%, bà con cần mạnh dạn phá bỏ và trồng lại. Người trồng phải sử dụng giống mía khỏe, không nhiễm bệnh trắng lá như: K88-200; KK3; MY55-14; K93-219...


Có thể bạn quan tâm

Xử Phạt Hơn 300 Triệu Đồng Vi Phạm Về Thuốc Thú Y Xử Phạt Hơn 300 Triệu Đồng Vi Phạm Về Thuốc Thú Y

Thanh tra Sở NN&PTNT thành phố đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền hơn 300 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy hơn 2,7 tấn và gần 200 lít thuốc thú y, hóa chất xử lý trong môi trường nuôi trồng thủy sản, thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.

10/10/2014
Tôm Nguyên Liệu Giảm Giá Tôm Nguyên Liệu Giảm Giá

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, sau khi có tin áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), các DN chế biến thủy sản trên địa bàn đã đồng loạt giảm giá mua tôm nguyên liệu.

10/10/2014
Lý Sơn Trúng Đậm Mùa Cá Lý Sơn Trúng Đậm Mùa Cá

Mùa biển năm nay, nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) liên tục trúng đậm mùa cá tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

10/10/2014
An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững

Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…

10/10/2014
Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.

10/10/2014