Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất đậu phụng ở Cát Tài (Bình Định)
Nông dân tham gia MH được Trung tâm KNKN hỗ trợ kinh phí mua đậu giống, tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm Trichoderma phòng trừ bệnh chết ẻo và bộ chế phẩm của Công ty TNHH Hóa nông Hợp Trí cho cây đậu phụng. Kết quả, năng suất bình quân 70 tạ/ha (đậu tươi), tăng hơn 15 - 20 tạ/ha so với đối chứng.
Từ ngày 16 - 24.7, bà con đã thu hoạch và bán được 185 tấn sản phẩm cho Công ty Tất Thắng theo hợp đồng đã ký, với giá 10.500 đồng/kg; thu nhập bình quân hơn 73,5 triệu đồng/ha; sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 25 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài MH gần 10 triệu đồng/ha. MH giúp tăng năng suất, sản lượng, tăng thu nhập trên một diện tích đất canh tác, rút ngắn được thời vụ sản xuất từ 10 - 15 ngày.
Việc DN ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ cũng giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, diện tích đậu phụng được trồng đạt 31 ha so với kế hoạch ban đầu là 30 ha. MH tiếp tục cho thấy hiệu quả liên kết “4 nhà” trong sản xuất theo hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.
Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, việc giao thương, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc là theo yếu tố thị trường. Hiện nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang nước này chững lại là do tâm lý. Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần “chấn chỉnh” trong đầu tư phát triển, cách làm ăn để hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Cách đây gần 2 tháng, anh Tân được người bà con cho một số hạt mướp về trồng (giống mướp thường). Sau khi mang về trồng, cây mướp lớn và nở hoa bình thường. Tuy nhiên, khi ra trái, càng lớn thì trái mướp càng dài ra bất thường. Hiện, anh Tân đang để lại trái giống dài hơn 1,3m, đồng thời cũng muốn xem chiều dài tối đa của trái mướp.
Chuyển đổi tàu gỗ sang tàu sắt là việc cần làm nhưng chỉ đóng tàu sắt thì chưa đảm bảo ngư dân sẽ thành công trong khai thác. TS Nguyễn Thị Hồng Minh