Cánh đồng lớn từng bước nâng cao thương hiệu gạo Việt
Với mục tiêu từng bước xây dựng mối quan hệ sản xuất mới ở “Cánh đồng mẫu lớn” và bước đầu xây dựng vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, dần tiến đến việc thành lập các hợp tác xã hoàn chỉnh trong tổ chức sản xuất, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại xã Vọng Thê (Thoại Sơn)”, với thời gian thực hiện dự án 36 tháng (từ tháng 3-2014 đến tháng 3-2017).
Dự án đã áp dụng những tiến bộ khoa học- kỹ thuật theo hướng công nghệ cao vào trồng lúa. Đồng thời, tiêu thụ nông sản hàng hóa với sự hài hòa phân chia lợi nhuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh lương thực, góp phần nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Thực hiện dự án mô hình “Cánh đồng lớn”, nhiều tiến bộ khoa học- kỹ thuật đã được ứng dụng, như: Khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận chất lượng cao hạt dài để sản xuất, gồm: OM 6976, OM 4218, OM 7347, OM 5451 khi tham gia mô hình “cánh đồng lớn”. Đồng thời, khôi phục lại kiểu làm đất cày sâu giúp hạ thấp tầng đế cày, gia tăng cung cấp dinh dưỡng và giảm đổ ngã cho cây lúa. Thực hiện san bằng mặt ruộng bằng tia laser và san nước truyền thống, giúp quản lý nước tốt, chất dinh dưỡng và cỏ dại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa nhằm dẫn dụ thiên địch, giảm áp lực dịch hại, giảm sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên ruộng lúa. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp với nhiều chế độ cắt khác nhau.
“Tham gia “Cánh đồng lớn” không chỉ giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và tăng thêm thu nhập, mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mật độ gieo sạ, làm thay đổi một số thói quen canh tác cũ. Đồng thời, giúp bảo tồn nguồn thiên địch, môi trường, cân bằng hệ sinh thái để hướng đến nền sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững. Song song đó, còn giúp nông dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của của mối “Liên kết 4 nhà”, nhất là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp”- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành, PGS.TS Dương Văn Chín cho biết.
Thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đến nay, vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với phát triển “Cánh đồng lớn” ứng dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” và các tiến bộ khoa học và công nghệ hiệu quả trong toàn tỉnh trên 160.970 héc-ta. Trong đó, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” gần 35.000 héc-ta. Bên cạnh đó, còn có các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, như: Lúa Global GAP trên 270 héc-ta tại huyện Tri Tôn và Châu Phú; lúa đặc sản tại Long Xuyên 1.800 héc-ta; lúa chất lượng cao Tân Châu 41.168 héc-ta; mô hình không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy 600 héc-ta tại huyện An Phú; mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính tại huyện Phú Tân được 286 héc-ta/5 vụ; mô hình công nghệ sinh thái tại huyện Chợ Mới 12,4 héc-ta.
Có thể bạn quan tâm
Ông Hai Trí (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành) nói: “Năm nay thời tiết thất thường nên vú sữa ra bông bị rụng nhiều, khó đậu trái làm cho sản lượng thấp, chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với năm ngoái. Với giá thấp như thế này thì năm nay người trồng vú sữa Lò Rèn lãi không cao hoặc chỉ hòa vốn”.
Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.
Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.