Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi
Dẫn chúng tôi vào xem vườn thả gà với trên 1000 con đang lớn lên từng ngày, anh Hoan kể, trước đây gia đình anh là hộ nghèo. Sức khỏe có nhưng loay hoay với bài toán xóa đói giảm nghèo đâu có dễ. Năm 2013, Sở Lao động tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình giảm nghèo, anh được cấp 150 con gà giống. Sau 3 tháng nuôi, xuất bán, anh thu được một khoản lãi. Theo anh tính toán, 1 năm nuôi 3 lứa, thu nhập cũng dần được nâng lên và gia đình anh thoát nghèo vào năm 2013.
Năm 2014, Trạm Khuyến Nông huyện Định Hóa triển khai mô hình nuôi gà thả vườn tại 2 xã Đồng Thịnh và Bảo Cường với quy mô 9 hộ tham gia. Gia đình anh được tin tưởng giao nuôi 700 con gà mía. Sau 3 tháng nuôi, gà phát triển nhanh, không có dịch bệnh. Thời điểm đó, gà được giá nên trừ chi phí cám bã, thuốc thú y và công chăm sóc, 700 con gà mía của anh cho lãi trên 20 triệu đồng.
Với kinh nghiệm đã có, anh Hoan đã mạnh dạn nâng quy mô đàn lên trên 1000 con gà. Có thời điểm một lứa anh nuôi 3000 con. Lứa gà anh Hoan đang nuôi khi xuất bán ước trọng lượng đạt 2,5 kg/con. Giống gà mía cho thịt ngon và chắc nên bán được giá cao hơn, từ 70 nghìn đồng/kg, hoạch toán kinh tế khi bán hết lứa gà 1000 con, anh thu về khoảng 30 triệu đồng tiền lãi.
Anh Hoan chia sẻ, do gia đình có diện tích chăn thả rộng nên gà khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo máng ăn, nước uống đầy đủ là gà có thể tự do phát triển. Cách nuôi gà cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Gà con từ 1 đến 2 tháng tuổi cho ăn 100% cám công nghiệp và trước khi bán cho ăn với tỷ lệ 1 cám +1 ngô đảm bảo thịt gà chắc và thơm ngon. Nhờ được cán bộ Trạm Khuyến nông trực tiếp xuống tư vấn, hỗ trợ kiến thức phòng bệnh nên đàn gà nhà anh phát triển ổn định, không bị dịch bệnh.
Với ý chí vươn lên tự học hỏi, cùng sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, mô hình nuôi gà vườn đồi của gia đình anh Triệu Văn Hoan là một điển hình về phát triển chăn nuôi thoát nghèo, đem lại thu nhập khá cho hộ gia đình. Từ đó, khuyến khích người dân trong vùng học tập, mạnh dạn đầu từ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện
Có thể bạn quan tâm
Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…
Hiện nay có rất nhiều mô hình làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên trong huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến mô hình nuôi thỏ giống của anh Nguyễn Văn Trạng, Bí thư Chi đoàn ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước.
Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.
Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.
Mặc dù giá cá giống đã giảm khoảng một nửa (chỉ còn trên 20.000 đồng/kg) nhưng vẫn không bán được. Nhiều ao cá giống đang quá lứa khiến người ương nuôi cá giống gặp nhiều khó khăn.