Một Số Kết Quả Ban Đầu Về Nghiên Cứu Quản Lý Bùn Thải Cá Tra Ở Việt Nam
Sáng 10/12, tại TPHCM, Ban Quản lý dự án Quản lý bùn thải cá tra ở Việt Nam họp đánh giá một số kết quả ban đầu về nghiên cứu nuôi cá tra tuần hoàn nước và dự kiến kinh phí nghiên cứu giai đoạn 2 của dự án này, trong 2 năm 2014-2015.
Dự án Quản lý bùn thải cá tra ở Việt Nam thực hiện từ năm 2011 đến nay đã nghiên cứu đánh giá một số nguyên liệu làm thức ăn, quản lý bùn thải và tăng cường oxy cho nuôi cá tra bền vững và phân tích hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi truyền thống và mô hình nước tuần hoàn nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy bột cá, khô đậu nành lên men sấy khô có mức hấp thu tốt; về hiệu quả kinh tế có khoảng 20% số mô hình có chi phí thấp nhất.
Dự kiến trong 2 năm 2014-2015, giai đoạn 2 của dự án này sẽ nghiên cứu mở rộng mô hình nuôi, quản lý nước bùn thải trên quy mô lớn, tại ao nuôi đất, làm cơ sở cho các nông hộ áp dụng kỹ thuật mới.
Có thể bạn quan tâm
Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.
Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.
Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.
Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...