Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi
Dẫn chúng tôi vào xem vườn thả gà với trên 1000 con đang lớn lên từng ngày, anh Hoan kể, trước đây gia đình anh là hộ nghèo. Sức khỏe có nhưng loay hoay với bài toán xóa đói giảm nghèo đâu có dễ. Năm 2013, Sở Lao động tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình giảm nghèo, anh được cấp 150 con gà giống. Sau 3 tháng nuôi, xuất bán, anh thu được một khoản lãi. Theo anh tính toán, 1 năm nuôi 3 lứa, thu nhập cũng dần được nâng lên và gia đình anh thoát nghèo vào năm 2013.
Năm 2014, Trạm Khuyến Nông huyện Định Hóa triển khai mô hình nuôi gà thả vườn tại 2 xã Đồng Thịnh và Bảo Cường với quy mô 9 hộ tham gia. Gia đình anh được tin tưởng giao nuôi 700 con gà mía. Sau 3 tháng nuôi, gà phát triển nhanh, không có dịch bệnh. Thời điểm đó, gà được giá nên trừ chi phí cám bã, thuốc thú y và công chăm sóc, 700 con gà mía của anh cho lãi trên 20 triệu đồng.
Với kinh nghiệm đã có, anh Hoan đã mạnh dạn nâng quy mô đàn lên trên 1000 con gà. Có thời điểm một lứa anh nuôi 3000 con. Lứa gà anh Hoan đang nuôi khi xuất bán ước trọng lượng đạt 2,5 kg/con. Giống gà mía cho thịt ngon và chắc nên bán được giá cao hơn, từ 70 nghìn đồng/kg, hoạch toán kinh tế khi bán hết lứa gà 1000 con, anh thu về khoảng 30 triệu đồng tiền lãi.
Anh Hoan chia sẻ, do gia đình có diện tích chăn thả rộng nên gà khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo máng ăn, nước uống đầy đủ là gà có thể tự do phát triển. Cách nuôi gà cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Gà con từ 1 đến 2 tháng tuổi cho ăn 100% cám công nghiệp và trước khi bán cho ăn với tỷ lệ 1 cám +1 ngô đảm bảo thịt gà chắc và thơm ngon. Nhờ được cán bộ Trạm Khuyến nông trực tiếp xuống tư vấn, hỗ trợ kiến thức phòng bệnh nên đàn gà nhà anh phát triển ổn định, không bị dịch bệnh.
Với ý chí vươn lên tự học hỏi, cùng sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, mô hình nuôi gà vườn đồi của gia đình anh Triệu Văn Hoan là một điển hình về phát triển chăn nuôi thoát nghèo, đem lại thu nhập khá cho hộ gia đình. Từ đó, khuyến khích người dân trong vùng học tập, mạnh dạn đầu từ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện
Related news
Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có
Nhằm tạo sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân, xã Yên Quang (Ý Yên - Nam Định) đã từng bước xây dựng cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý; trong đó tập trung mở rộng diện tích cấy lúa nếp đặc sản.
Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.
Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.