Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Bằng... Con Ếch Thái

Thoát Nghèo Bằng... Con Ếch Thái
Ngày đăng: 25/02/2014

Ông Nguyễn Văn Tân là người đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ mô hình của ông, nhiều gia đình trong xã đã làm theo và đang làm giàu bền vững.

Trước đây, gia đình ông Tân làm nghề nông, cuộc sống của 5 thành viên rất khó khăn. Với mong muốn thoát nghèo, qua nhiều lần tham quan tìm hiểu các mô hình làm ăn, ông Tân tâm đắc nhất với mô hình nuôi ếch Thái Lan vì thấy phù hợp với điều kiện gia đình mình.

Đầu năm 2007, ông đầu tư vốn để nuôi ếch. Do mới nuôi nên ông chỉ thả khoảng 700 con ếch thương phẩm. Nuôi 3 tháng, bán ếch, thấy có lãi ông tiếp tục đầu tư để nâng số lượng ếch và nghiên cứu để sản xuất giống. Ông Tân tâm sự: “Nuôi ếch giống đạt siêu lợi nhuận”.

Với 400 đôi giống bố mẹ, trung bình hàng năm ông xuất bán trên 400.000 con ếch giống, giá bán từ 1.200 – 1.500 đồng/con. Cùng với nuôi ếch giống, ông nuôi thêm ếch thương phẩm. Ông Tân cho biết, thời gian nuôi thương phẩm 2 - 2,5 tháng, khi trọng lượng ếch đạt 200-250g thì thương lái đến tận nhà để thu mua, giá dao động 50.000 - 60.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm ông xuất bán 2,5 – 3 tấn ếch thương phẩm.

Ông Tân cho biết thêm: “Nuôi ếch Thái Lan không khó, chỉ cần lưu ý một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh trướng hơi, phòng bệnh kịp thời bằng cách xử lý nước thường xuyên, không để nước quá bẩn.

Giống ếch này không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt, hay những mảnh đất trống để đặt bể hay lót bạt là có thể sản xuất ếch giống hay ếch thương phẩm.

Thức ăn cho ếch cũng rất đa dạng, có thể dùng cá biển, cá tạp, ốc bươu vàng xay nhuyễn... cũng có thể dùng thức ăn công nghiêp. Thức ăn thừa của ếch có thể tận dụng nuôi cá”.

Ông Tân tiết lộ, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận ông thu được từ nuôi ếch gần 300 triệu đồng mỗi năm, cộng thêm khoản thu đáng kể từ ao cá. Với nhiều năm kinh nghiệm nuôi ếch, ông đã thành lập CLB nuôi ếch Thái xã Hải Ninh để các thành viên giúp đỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nuôi ếch.


Có thể bạn quan tâm

Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…

03/12/2013
Trăn Trở Với Nghề Nuôi Ong Trăn Trở Với Nghề Nuôi Ong

Hữu Lũng là huyện miền núi, đồi rừng chiếm tới 3/4 diện tích canh tác nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề nuôi ong rất lớn. Tuy nhiên, trước đây tiềm năng đó chưa được bà con khai thác hiệu quả.

25/12/2013
Giá Nhân Công Tăng Cao, Người Trồng Cà-Phê Khó Khăn Chồng Chất Giá Nhân Công Tăng Cao, Người Trồng Cà-Phê Khó Khăn Chồng Chất

Do giá cà-phê giảm mạnh, giá nhân công tăng cao nên nhiều gia đình ở xã Trường Xuân, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông không thuê người thu hái để cà-phê chín trên cây.

03/12/2013
Người Nuôi Lợn Giỏi Nhất Sơn La Người Nuôi Lợn Giỏi Nhất Sơn La

Rời quân ngũ, năm 2000, anh Nguyễn Công Bắc chia tay với quê hương Thường Tín, Hà Tây, đưa vợ và 2 con lên Sơn La sinh sống. Cuộc sống của gia đình anh tạm ổn với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng từ trồng rau xanh. Nhưng vài năm sau, do đô thị hóa, những cánh đồng ven quốc lộ 6 khu vực Chiềng Sinh nhường chỗ cho những dãy nhà cao tầng.

25/12/2013
Quả Tết Chín Sớm, Người Trồng Thiệt Hại Quả Tết Chín Sớm, Người Trồng Thiệt Hại

Còn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng tình trạng cam Canh, bưởi Diễn tại các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Nội) đồng loạt chín vàng từ cách đây gần một tháng đã gây thiệt hại không nhỏ đến thu nhập của người nông dân…

03/12/2013