Bát Xát (Lào Cai) Thu 6,1 Tỷ Đồng Từ Dưa Chuột
Bát Xát (Lào Cai) đang vào vụ thu hoạch dưa chuột. Dự kiến, vụ dưa này, nông dân Bát Xát thu được trên 6,1 tỷ đồng.
Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.
Diện tích dưa chuột tập trung chủ yếu ở xã Bản Qua, Quang Kim và thị trấn Bát Xát. Các thôn Bản Trung, Bản Trang (xã Bản Qua) có diện tích dưa chuột lớn nhất. Dự kiến, tổng sản lượng dưa chuột trên địa bàn huyện đạt khoảng 1.223 tấn; tổng giá trị ước đạt trên 6,1 tỷ đồng.
Trên cánh đồng dưa chuột thôn Bản Trung, xã Bản Qua, bà con đang khẩn trương thu hoạch dưa để bán. Anh Nguyễn Văn Phương, một người trồng dưa chuột cho hay: Năm nay, do thời tiết rét đậm, rét hại nên cây dưa chuột phát triển chậm, quả cũng không được to, đều và đẹp như năm ngoái. Thời điểm đầu mùa, giá bán lẻ dưa chuột loại A là 20.000 đồng/kg.
Hiện nay đã vào giữa vụ thu hoạch dưa, giá bán đổ cho thương lái tại ruộng là 8.000 đồng/kg. Giá bán lẻ dưa loại A trung bình là 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến cuối vụ, giá chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. Tuy năm nay không được mùa, nhưng có nhiều nhà cũng thu được 30 - 40 triệu đồng từ bán dưa chuột.
Được biết, trong vụ dưa chuột năm ngoái, huyện Bát Xát trồng được 34ha, năng suất trung bình 360 tạ/ha; tổng sản lượng 1.224 tấn; tổng giá trị đạt gần 9,2 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.
Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.
Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.
Năm nay là vụ thứ 3 tỉnh Bắc Kạn đưa dong riềng vào cơ cấu cây trồng mũi nhọn với quy mô đại trà, nhờ đó diện tích cây trồng này đã nhanh chóng được mở rộng lên tới gần 3.000ha, trong khi kế hoạch năm 2013 mới chỉ là 2.100ha. Sản lượng củ dong năm nay ước đạt 193.000 tấn.
Nhờ chịu khó, ham học hỏi, anh Lê Thành Đô, ở ấp 8, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi ếch thịt và ếch giống.