Giáo Sư Võ Tòng Xuân Phân Tích Lý Do Gạo Việt Nam Thua Kém Campuchia
GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia Nông nghiệp cho biết, không có thương hiệu là thách thức lớn nhất với gạo Việt.
Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.
PV: - Thời gian qua, dư luận rất quan tâm tới thông tin Campuchia sẽ tấn công thị trường gạo Mỹ và Hàn Quốc trong khi xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ quẩn quanh với thị trường Trung Quốc và các nước trong khu vực. Ông có bất ngờ trước thông tin này không? Liệu đây có phải là một dấu hiệu đáng để ngành xuất khẩu gạo Việt Nam phải suy nghĩ?
GS Võ Tòng Xuân: - Ngành xuất khẩu gạo Việt Nam phải thấy đây là thách thức rất lớn. Campuchia hiện nay đã đi vào quy hoạch vùng nguyên liệu và có nhà máy để sản xuất gạo có chất lượng tốt và Cục xúc tiến thương mại của Campuchia đã giúp 8 công ty xuất khẩu gạo tham dự hội chợ ở Thái Lan mà trong hội chợ, Việt Nam hoàn toàn vắng bóng.Gạo Capuchia được thế giới chú ý thông qua hội chợ đó và tôi thấy rõ ràng khách hàng đến rất đông để ký hợp đồng.
Những công ty xuất khẩu chỉ vài chục ngàn tấn chứ không lên đến hàng trăm ngàn tấn như Việt Nam, tức là họ làm nhỏ nhưng làm có chất lượng và là những sản phẩm có thương hiệu. Các doanh nghiệp không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu mà chỉ mua lúa thông qua thương lái thì không thể xây dựng thương hiệu được.
Cục xúc tiến thương mại lại không có những chính sách để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cuối cùng không giúp được doanh nghiệp nào đi triển lãm được. Không có thương hiệu sẽ là thách thức lớn đối với gạo Việt Nam.
PV: - Nhìn vào bức tranh thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ thấy, đối với thị trường cấp thấp, Việt Nam không cạnh tranh được về giá, với thị trường cao cấp gạo Việt Nam không thể cạnh tranh được về chất lượng và không thể xâm nhập được vào nhiều thị trường.
Với Thái Lan, bằng chứng là Thái Lan xả hàng là xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó vậy phải hiểu và lý giải thực trạng này như thế nào cho đúng?GS Võ Tòng Xuân: - Mình phải chịu thua Thái Lan vì mặc dù mình cũng có gạo hạt dài, thơm nhưng không được bằng Thái Lan và quan trọng mình chưa có doanh nghiệp nào nuôi nấng vùng nguyên liệu như của họ để có loại lúa tốt nhất để chế biến và có loại gạo có thể cạnh tranh được với Thái Lan. Phần lớn gạo thương lái sẽ trộn nhiều loại lúa vào với nhau. Rất khó kiếm loại gạo tốt do cung cách làm ăn qua thương lái là cách làm chụp giật nên mình phải chịu thiệt thòi.
Thái Lan trồng giống lúa tốt rồi nông dân được trả giá cao, Chính phủ bắt buộc phải bán giá rẻ để tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn trong kho do đó gạo chắc chắn là tốt và giá không đắt, Chính phủ Thái đành chịu lỗ và để nông dân được lời. Việt Nam chính phủ lại không quan tâm và hoàn toàn để Tổng công ty Lương thực và Hiệp hội Lương thực Việt Nam thao túng.PV: -
Thậm chí, xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian vừa qua cũng sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với các tháng cuối năm 2013, các thị trường trọng điểm như Trung Quốc và Châu Phi đều giảm mạnh. Tại sao Việt Nam đến được với những thị trường mới tiềm năng hơn?
Nếu tiếp tục duy trì tình trạng này thì tương lai việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ như thế nào? GS Võ Tòng Xuân: -Thị trường gạo thế giới không dồi dào lắm dù lượng gạo Thái Lan xả ra rất lớn nhưng các nước châu Phi còn rất nghèo không thể mua giá cao do đó gạo Việt sẽ có chỗ đứng. GS Võ Tòng Xuân:
GS Võ Tòng Xuân: "Từ Bộ Nông nghiệp đến Bộ Công thương đã bỏ ngỏ, để nông dân muốn làm gì thì làm" Tuy nhiên, bản thân mình cũng có quá nhiều gạo nên mặc dù hiệp hội Lương thực kiểm soát thế nhưng vẫn có sự cạnh tranh để bán giá thấp hơn nên nếu làm như một số nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa để trồng cỏ nuôi bò, một ha trồng cỏ lãi gấp 2-3 lần lúa nên mình nên bớt lượng gạo sản xuất để cung vừa để giá tăng lên.
Nếu cung nhiều quá mạnh ai cũng muốn bán rẻ nên giá sẽ càng ngày càng giảm. Phải điều chỉnh, bớt lượng sản xuất lúa để có thể sử dụng đất lúa để trồng cây trồng khác như khoai lang, ngô, bắp, cỏ…
Ở Đài Loan, phần lớn nông dân để đất trồng cỏ nuôi bò, lý luận của họ là do giá nhập khẩu rẻ và nhu cầu gạo không nhiều do tình trạng kinh tế mỗi gia đình tăng, họ ăn nhiều thịt và cá hơn nên bớt lượng gạo đi. Cung quá nhiều khiến giá gạo vẫn ở mức thấp và có khả năng cao rơi vào tình trạng ế ẩm.
PV: - Tại sao xuất khẩu gạo dù được xem là mũi nhọn của nền kinh tế nhưng người nông dân năm nào cũng phải ca điệp khúc bỏ ruộng vì lỗ? Để xảy ra tình trạng này là do lãnh đạo chưa đủ tầm hay vướng mắc nào khác nữa?
GS Võ Tòng Xuân: - Từ Bộ Nông nghiệp đến Bộ Công thương đã bỏ ngỏ, để nông dân muốn làm gì thì làm. Nông dân đang trong tay thương lái thứ 2 là họ luôn luôn có những sáng kiến đi trái ngược lại kỹ thuật. Ví dụ nói muốn làm theo chương trình GAP thì phải bón phân cân đối họ lại bón nhiều hơn, đáng ra chỉ xạ 80-100 kg/ha họ lại xạ 200kg/ha, xạ dày, bón nhiều phân đạm sẽ xuất hiện nhiều sâu dịch, họ lại phải trả nhiều tiền hơn để mua thuốc trừ sâu…
Tất cả những điều này đã đội giá thành 1 kg lúa lên cao, những nông dân trồng theo đúng quy trình GAP thì giá thành chỉ từ 2.200-2.400 đồng còn nông dân tự trồng theo kiểu họ phải mất 3.800-4.000 đồng trong khi bán ra là 5.000-6.000 đồng.
PV: - Lời giải cho xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay nằm ở đâu? Và để làm được điều đó, cần có những thay đổi nào đầu tiên?
GS Võ Tòng Xuân: - Các công ty xuất khẩu phải có thông tin đi trước để biết trong năm tới họ sẽ xuất bao nhiêu nói cách khác họ phải đi các thị trường, chào hàng để lấy đơn đặt hàng. Như hiện nay, mạnh tỉnh nào tỉnh đấy hô hào trồng lúa mà không biết sẽ bán được bao nhiêu.
Mình phải có các doanh nghiệp năng nổ, đi các nơi trên thế giới tìm đơn đặt hàng lúc nào gạo bao nhiêu, khoai lang bao nhiêu, khoai mỳ bao nhiêu để tổ chức sản xuất. Sản xuất phải có vùng nguyên liệu và quy trình GAP để nông dân sản xuất đúng quy trình để họ tới đúng ngày đó sẽ lấy hàng. Mình làm không có quy hoạch gì để các thương lái trong nước và nước ngoài bấu xé nên mình bị thiệt thòi mãi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.
Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân năm 2014 – 2015 thắng lợi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Điện Biên đồng loạt ra đồng làm đất, nạo vét kênh mương chuẩn bị sản xuất lúa vụ mùa.
Việc tiếp cận vốn từ ngân hàng thương mại khó khăn, nguồn giống cà phê cấp để tái canh còn những bất cập, trong khi các bên liên quan chưa đi đến sự thống nhất… là những rào cản đã, đang làm chậm tiến độ, hiệu quả chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.
Theo Trạm thú y Đắk Mil, toàn huyện hiện có gần 44.000 con gia súc, gia cầm các loại. Thời điểm này, để chủ động phòng bệnh cho vật nuôi, đội ngũ thú y các xã đang tích cực tiêm phòng các loại vắc xin.
Thời điểm này, nông dân trồng đậu phộng trên địa bàn huyện Lấp Vò đang bước vào kỳ thu hoạch rộ, năng suất đạt từ 30-35 giạ/công, giá bán hiện tại ở mức ổn định 255.000 đồng/giạ. Nhiều nông dân cho biết, với giá này có thể thu lợi nhuận từ 3-4 triệu đồng/công.