Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).
Ngoài ra, bổ sung phần đất ngoài đê bao, còn ảnh hưởng mặn ở một số xã thuộc 5 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm vào quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 4.390ha, năm 2020 là 7.820ha và năm 2030 là 8.300ha.
Kèm theo quy hoạch điều chỉnh, có 7 dự án về hạ tầng, thủy lợi, 8 dự án đầu tư hệ thống lưới điện, 6 dự án nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất, 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.
Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020 là 1.359 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất 738 tỉ đồng. Việc điều chỉnh quy hoạch lần này đã xác định, đối tượng tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng chiến lược của tỉnh.
Vấn đề đặt ra là để phát triển đối tượng nuôi này, tỉnh cần chú trọng đến sự bền vững của môi trường, hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về xã hội; kết hợp hài hòa giữa nuôi tôm thẻ chân trắng với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Ba Tri là một trong những điểm nóng xảy ra dịch cúm của tỉnh Bến Tre.

Bước vào trại nuôi ếch của Nguyễn Thế Khoa (38 tuổi) ở ấp Tân Quới, xã Tân Hòa, TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) đã nghe dàn “đồng ca” miền quê vang um.

Trang trại trồng tiêu của ông Nguyễn Ngọc Ân (thôn Thạch Xuyên, Duy Thu, Duy Xuyên - Quảng Nam) không còn xa lạ với người dân nơi đây khi ông dám “liều” đưa cây tiêu về vùng đất mới…

Lâu nay, nông dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) trồng sắn theo phương thức quảng canh là chủ yếu nên năng suất thấp; đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất canh tác sắn, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi liên tục qua 4 vụ, chẳng những đã khắc phục được những tồn tại trên mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.

Tháng 5-2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông (Dak Lak) xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm tại một số hộ dân trên địa bàn huyện. Qua 7 tháng thực hiện, đến nay những mô hình này đã bước đầu có hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho người nuôi.