Nhiều Cơ Sở Ở Bình Thuận Thu Mua Thanh Long Xô Tại Vườn Bị Lỗ Nặng
Mấy tháng gần đây, nhiều điểm thu mua thanh long xô tại các nhà vườn trong tỉnh Bình Thuận bán lại cho doanh nghiệp lớn (ở TP Phan Thiết, Hàm Thuận Nam) đều bị lỗ nặng, vì không ít loại trái này xuất hiện bệnh nấm kim, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giá rớt hơn phân nửa: mua xô tại gốc 24.000 - 25 000 đồng/kg, khi bán chỉ còn lại 10.000 đồng/kg.
Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.
Theo nhiều chủ vườn kinh nghiệm trồng thanh long VietGAP trong tỉnh cho hay, do tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, tăng trưởng của một số người trồng, nên đã nảy sinh bệnh nấm kim ở quả thanh long, làm loại trái cây này mất giá, chỉ tiêu thụ nội địa. Trong khi các doanh nghiệp của tỉnh lựa chọn thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc rất kỹ: trái tươi to đẹp, tai xanh, trọng lượng 2 - 3 quả/kg.
Có thể bạn quan tâm
Mùa mưa bão đã cận kề, với đội tàu cá 6.862 chiếc, trong đó có gần 3.100 chiếc chuyên đánh bắt khơi xa, tỉnh Bình Định lo rủi ro thiên tai gây thiệt hại cho ngư dân.
Hơn 50km bờ biển cùng 4 sông lớn chảy qua đã tạo thuận lợi cho Thái Bình phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển thủy hải sản.
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã được một số hộ nuôi triển khai thực hiện. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế về phát triển ngành này trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc ứng dụng KH-CN chưa thật sự sâu rộng.
Khoảng 3 năm trước đây, người nuôi tôm sú tại Thái Lan rất lo lắng cho tương lai sinh kế của mình.
Tại các xã đầu nguồn huyện An Phú (An Giang), giá cá linh giảm còn 6.000 - 14.000 đồng/kg. Theo các chủ đặt đáy, lũ lên chậm và thấp hơn mọi năm nên sản lượng cá linh giảm mạnh.