Tổ Chức Hội Thi Nông Dân Nuôi Tôm Giỏi Theo Tiêu Chí Vietgap Năm 2014
Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.
Tập trung tại một số vùng chuyên canh thủy sản như xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh huyện Cần Giờ; xã Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức huyện Nhà Bè; xã Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú huyện Bình Chánh.
Thời gian qua đã có một số mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu đạt được nhiều thành công. Nuôi tôm theo VietGAP là một phương thức sản xuất tiên tiến cần áp dụng vào thực tiễn, vì an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng và vì sự phát triển của nông nghiệp thành phố.
Nhằm đẩy mạnh áp dụng VietGAP vào sản xuất trở thành phổ biến trong chăn nuôi tôm và thu hút sự quan tâm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng; Trung tâm Khuyến nông TP sẽ tổ chức Hội thi “Nông dân nuôi tôm giỏi theo tiêu chí VietGAP” trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Đối tượng tham dự: Nông dân, tổ viên tổ hợp tác đang trực tiếp nuôi tôm tại 3 huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh.
Thời gian tổ chức Hội thi: Ngày 22 tháng 7 năm 2014 (Thứ ba).
Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Thể thao xã An Thới Đông, H. Cần Giờ, TP.HCM.
Nội dung thi: gồm 2 phần: phần thi trắc nghiệm kiến thức cá nhân và phần thi đồng đội (gồm trắc nghiệm kiến thức, nhận dạng hình ảnh và các xử lý, thuyết trình và tổng điểm bình quân các thí sinh phần thi cá nhân).
Các phần thi xoay quanh nội dung về chủ trương, chính sách của Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thành phố trong sản xuất nuôi tôm; kiến thức cho người nuôi tôm an toàn theo tiêu chí VietGAP, kỹ thuật chăm sóc...
Qua đó thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người nuôi tôm để tăng lợi nhuận theo hướng chất lượng cao, nâng cao giá trị sản phẩm; khắc phục các hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng theo quy trình VietGAP như quản lý con giống, thức ăn, thuốc, ghi chép, lưu trữ hồ sơ, thu hoạch, quản lý ao, chất thải... để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe con người, an toàn cho môi trường sinh thái.
Đồng thời, cũng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm là con tôm, đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định; Thông qua Hội thi chúng tôi mong muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh bổ ích cho nông dân nuôi tôm theo tiêu chí VietGap trên địa bàn TP.HCM và biểu dương những nông dân tiêu biểu để nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm
Vào lúc 11 giờ đêm ngày 18/9, tại khu vực ngã ba Trà Tim, trên Quốc lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, lực lượng phối hợp gồm Chi cục Kiểm lâm, Cảnh sát Giao thông và Cảnh sát Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã kiểm tra và thu giữ một lượng lớn da cá sấu và cá sấu con vận chuyển không có giấy phép kinh doanh và không rõ nguồn gốc. Số da cá sấu và cá sấu con trên được đựng trong 7 thùng xốp lớn, bên trong có ướp đá.
Trong gần 1 tháng qua đã xuất hiện tình trạng thương lái ồ ạt thu mua số lượng lớn tôm nguyên liệu tại nhiều tỉnh ở khu vực miền Trung với giá cao rồi bán đi Trung Quốc.
Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.
Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.
Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.