Thoát Nghèo Bằng... Con Ếch Thái

Ông Nguyễn Văn Tân là người đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ mô hình của ông, nhiều gia đình trong xã đã làm theo và đang làm giàu bền vững.
Trước đây, gia đình ông Tân làm nghề nông, cuộc sống của 5 thành viên rất khó khăn. Với mong muốn thoát nghèo, qua nhiều lần tham quan tìm hiểu các mô hình làm ăn, ông Tân tâm đắc nhất với mô hình nuôi ếch Thái Lan vì thấy phù hợp với điều kiện gia đình mình.
Đầu năm 2007, ông đầu tư vốn để nuôi ếch. Do mới nuôi nên ông chỉ thả khoảng 700 con ếch thương phẩm. Nuôi 3 tháng, bán ếch, thấy có lãi ông tiếp tục đầu tư để nâng số lượng ếch và nghiên cứu để sản xuất giống. Ông Tân tâm sự: “Nuôi ếch giống đạt siêu lợi nhuận”.
Với 400 đôi giống bố mẹ, trung bình hàng năm ông xuất bán trên 400.000 con ếch giống, giá bán từ 1.200 – 1.500 đồng/con. Cùng với nuôi ếch giống, ông nuôi thêm ếch thương phẩm. Ông Tân cho biết, thời gian nuôi thương phẩm 2 - 2,5 tháng, khi trọng lượng ếch đạt 200-250g thì thương lái đến tận nhà để thu mua, giá dao động 50.000 - 60.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm ông xuất bán 2,5 – 3 tấn ếch thương phẩm.
Ông Tân cho biết thêm: “Nuôi ếch Thái Lan không khó, chỉ cần lưu ý một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh trướng hơi, phòng bệnh kịp thời bằng cách xử lý nước thường xuyên, không để nước quá bẩn.
Giống ếch này không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt, hay những mảnh đất trống để đặt bể hay lót bạt là có thể sản xuất ếch giống hay ếch thương phẩm.
Thức ăn cho ếch cũng rất đa dạng, có thể dùng cá biển, cá tạp, ốc bươu vàng xay nhuyễn... cũng có thể dùng thức ăn công nghiêp. Thức ăn thừa của ếch có thể tận dụng nuôi cá”.
Ông Tân tiết lộ, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận ông thu được từ nuôi ếch gần 300 triệu đồng mỗi năm, cộng thêm khoản thu đáng kể từ ao cá. Với nhiều năm kinh nghiệm nuôi ếch, ông đã thành lập CLB nuôi ếch Thái xã Hải Ninh để các thành viên giúp đỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nuôi ếch.
Related news

Trong những chuyến công tác tại các xã vùng cao, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, chúng tôi thực sự phấn khởi khi chứng kiến nhiều công trình hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống, thu nhập cho nhân dân các dân tộc. Diện mạo ấy có sự “trợ sức” không nhỏ từ chương trình mang tên 135 giai đoạn III…

Những nơi đã trồng cây vụ thu, vụ thu đông cần tập trung ưu tiên nạo vét kênh tưới tiêu, đầu khâu, đầu luống, chuẩn bị các phương tiện tiêu úng nhanh, kịp thời khi xảy ra tình huống ngập lụt. Các địa phương chủ động liên hệ với Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên cung ứng, chuẩn bị giống ngô, khoai tây, rau màu để cung ứng nhanh cho sản xuất; triển khai rút nước, gieo trồng cây ưa ấm ngay sau bão tan.

Huyện Thanh Bình với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển một số nông sản như ớt và cây lúa, hoa màu…, đến nay một số nông sản này từng bước được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm vẫn còn khiêm tốn chưa tạo sức bật cho nông sản thế mạnh này…

Theo thông tin từ Trại giống Tân Khánh Đông, đây là những giống hoa triển vọng cho hiệu quả kinh tế cao, rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, nhờ được lai tạo bằng công nghệ nuôi cấy mô nên các loại hoa này có nhiều ưu điểm hơn so với nhân giống theo kiểu truyền thống như: cây khỏe, sạch bệnh, chất lượng đồng đều... đặc biệt có thể nhân giống với số lượng lớn.

Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch được 150/329ha hoa màu vụ thu đông, tập trung ở các xã ven sông Hậu như Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa và Phong Hòa.