Thành lập Tổ hợp tác trồng nấm rơm sạch Phước Thành (Tây Ninh)

Tổ hợp tác có 6 thành viên, do ông Lê Văn Kha làm tổ trưởng. Hiện trong tổ có 13 nhà kín để sản xuất nấm rơm với tổng diện tích 450m2.
Việc thành lập Tổ hợp tác trồng nấm rơm sạch ấp Phước Thành có thuận lợi là thu mua rơm từ đồng ruộng tại địa phương với giá rẻ. Việc trồng nấm rơm trong nhà kín không lệ thuộc vào thời tiết bên ngoài, cho năng suất cao, nấm sáng đẹp, giá bán cao hơn so với nấm trồng ngoài đồng.
Bình quân mỗi nhà kín rộng 30m2, sau một tháng trồng, thu hoạch được từ 100kg - 120kg nấm sạch, trừ chi phí, người trồng còn lời được khoảng 3,5 triệu đồng. Ngoài ra, sau khi thu hoạch nấm, nông dân còn tận dụng rơm làm phân bón cho cây trồng.
Tổ hợp tác đã góp phần tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.

Ở ĐNA, Thái Lan là nước đã vươn lên nhóm II. Việt Nam mặc dù vẫn nằm trong nhóm III nhưng đã tiệm cận nhóm II, nếu có những cú hích mạnh thì hi vọng trong 3-5 năm tới có thể tạo được đột phá để vươn lên nhóm II. Dù vậy, nếu chỉ nhờ vào tăng năng suất cũng khó có thể vươn lên nhóm II nếu không có các giải pháp khác.