Thành lập Tổ hợp tác trồng nấm rơm sạch Phước Thành (Tây Ninh)

Tổ hợp tác có 6 thành viên, do ông Lê Văn Kha làm tổ trưởng. Hiện trong tổ có 13 nhà kín để sản xuất nấm rơm với tổng diện tích 450m2.
Việc thành lập Tổ hợp tác trồng nấm rơm sạch ấp Phước Thành có thuận lợi là thu mua rơm từ đồng ruộng tại địa phương với giá rẻ. Việc trồng nấm rơm trong nhà kín không lệ thuộc vào thời tiết bên ngoài, cho năng suất cao, nấm sáng đẹp, giá bán cao hơn so với nấm trồng ngoài đồng.
Bình quân mỗi nhà kín rộng 30m2, sau một tháng trồng, thu hoạch được từ 100kg - 120kg nấm sạch, trừ chi phí, người trồng còn lời được khoảng 3,5 triệu đồng. Ngoài ra, sau khi thu hoạch nấm, nông dân còn tận dụng rơm làm phân bón cho cây trồng.
Tổ hợp tác đã góp phần tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Related news

Ngày 18-8, ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện thí điểm trong vụ hè thu vừa qua đã cho kết quả rất khả quan

Với đặc tính chín sớm, hàm lượng cao và chịu được khô hạn, trong vòng 10 năm trở lại đây giống mía VN84-4173 luôn là giống chủ lực ở vùng mía Nước Trong, tỉnh Tây Ninh

Những hạt gạo mang hương vị đậm đà chất Nhật Bản sẽ được chính nông dân nước này canh tác trên mảnh đất Queensland, Australia.

Từ năm 2008, ở Bến Tre, mô hình xen canh tôm - lúa bắt đầu nhen nhóm và rồi mang lại hiệu quả cao, dần dần phát triển thành phong trào. Ở huyện Thạnh Phú, trong số 16.600 ha diện tích nuôi thủy sản thì có đến 6.000 ha nuôi xen canh và luân canh tôm - lúa

Cách nay hơn 3 tháng, gia đình ông Ngô Hồng Phước, ngụ ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm (TP. Cà Mau), đầu tư 70 triệu đồng mua 20 con chồn giống về nuôi. Sau thời gian chăm sóc, đến nay đàn chồn phát triển khá tốt, mỗi con có trọng lượng trên 5 kg và bắt đầu sinh sản