Ương Giống Thành Công Cá Chạch Lấu
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu”, do thạc sĩ Phan Phương Loan, giảng viên Trường đại học An Giang làm chủ nhiệm.
Qua 3 năm thực hiện tại xã Mỹ Khánh (TP.Long Xuyên), kỹ thuật ương cá chạch lấu giống sau 60 ngày tuổi đạt tỷ lệ 40%; nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch lấu tỷ lệ cá sống dao động từ 50-60%. Đồng thời, ương nuôi thương phẩm trong ao đất 12 tháng và nuôi bè trong 7 tháng.
Đề tài nhằm xây dựng quy trình công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu, góp phần chủ động sản xuất và cung cấp con giống có chất lượng cho người sản xuất trong các mô hình nuôi (bè và ao đất) và phát triển đa dạng loài nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Lò Thanh Bang, Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh Sơn La, sau gần 2 năm triển khai dự án này, toàn tỉnh đã xây dựng, lắp đặt được nhiều công trình khí sinh học (KSH) cho chăn nuôi.
Một phần diện tích gừng ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị ảnh hưởng năng suất do nhiễm bệnh thối củ.
Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công trồng chuối, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.
Chuyển đổi mô hình SX, xây dựng cánh đồng liên kết (CĐLK) SX lúa bền vững, xây dựng thương hiệu gạo cho Đồng Tháp là một chủ trương mang tính đột phá trong tình hình hiện nay.
Sở NN-PTNT Tuyên Quang đã có phương án phòng chống đói, rét cho đàn gia súc và chỉ đạo hệ thống thú y, khuyến nông phối hợp chặt chẽ với địa phương hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi...