Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành phố cảng tăng tốc cơ giới hóa

Thành phố cảng tăng tốc cơ giới hóa
Ngày đăng: 18/09/2015

Kết quả này là nhờ địa phương tăng mạnh tỷ lệ cơ giới hóa.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hải Phòng, việc ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật đã giúp thành phố hình thành các vùng SX tập trung hiệu quả cao.

Nhiều loại máy mới được đưa vào SX trong các khâu làm đất, xúc đào mương, gieo mạ khay, cấy, phun thuốc BVTV, gặt lúa, vận chuyển, đập tách hạt, bơm nước...

Đến nay, 100% công việc làm đất, tuốt đập/tách hạt, xay xát gạo đã sử dụng máy móc. 95% việc tưới tiêu, gần 90% khâu vận chuyển được cơ giới hóa.

Đặc biệt, từ năm 2004 Hải Phòng đã có một mô hình trồng trọt công nghệ cao điển hình ở miền Bắc là trồng cây trong nhà kính theo công nghệ Israel tại Trung tâm Giống & phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. Các quy trình SX tại đây được cơ khí hóa, tự động hoá, trừ khâu thu hoạch.

Trong chăn nuôi, những năm gần đây, Hải Phòng có sự chuyển mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô trang trại và gia trại. Đến nay, thành phố có hơn 900 trang trại, trên 10.000 gia trại.

Hầu hết các trang trại, gia trại lớn sử dụng hệ thống chuồng trại bán tự động, áp dụng cơ giới hóa nhiều khâu, từ vệ sinh, làm mát chuồng trại; chế biến và cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi cho đến xử lý chất thải của chúng…

Trong nuôi trồng thủy sản, đã xuất hiện nhiều mô hình SX giống thủy sản, chăn nuôi công nghiệp.

Các mô hình đều sử dụng các thiết bị máy tiên tiến trong nuôi và chế biến thức ăn thủy sản, tỷ lệ cơ khí hóa cao, đạt 80% (trong cung cấp nước), 70% (sục khí ao đầm nuôi), 50% (SX và chế biến thức ăn)…

Những kết quả trên có sự đóng góp quan trọng của những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hoá SX nông nghiệp.

Năm 2012, Hải Phòng đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa phục vụ SX nông nghiệp đến năm 2015, định hướng đến 2020. Triển khai đề án này, trong 2 năm 2013-2014, thành phố đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở 12 xã điểm NTM, trong đó hỗ trợ 50% giá trị máy nông nghiệp KUBOTA của Nhật Bản.

Từ năm 2013 đến nay, hằng năm thành phố đều dành kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ SX lúa. Năm nay, thành phố hỗ trợ gần 18 tỷ đồng để thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ trên 1.140 ha lúa tại 6 huyện.

Nhờ những cơ chế, chính sách kịp thời, tỷ lệ cơ khí hóa đã tăng mạnh trong nhiều khâu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều.

Sở NN-PTNT cũng kiến nghị thành phố hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn vốn vay được dễ dàng, thuận tiện; chỉ đạo các địa phương triển khai nhanh công tác dồn điền đổi thửa, làm tốt công tác quy hoạch đồng ruộng, thủy lợi, giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa đồng bộ.

Trong một số khâu, mức độ cơ giới hóa còn rất thấp, đặc biệt là khâu thâm canh, chế biến, bảo quản nông sản hầu như chưa được cơ giới hóa, sản xuất thủ công là chính.

Mặt khác, máy móc chưa phát huy được hiệu quả cao do hạ tầng kém, ruộng đất manh mún, đường giao thông nội đồng xuống cấp, nhiều nơi không có bờ vùng bờ thửa nên máy cơ giới đi lại rất khó khăn...

Tăng cường đầu tư

Thời gian tới, Hải Phòng sẽ tăng cường đầu tư cho các khâu cơ giới hóa phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản, vận chuyển và bảo quản, chế biến nông sản, thuỷ sản.

Đồng thời, thành phố sẽ mở rộng hệ thống cung ứng dịch vụ, sửa chữa máy cơ điện nông nghiệp trên cơ sở phát triển các mô hình dịch vụ truyền thống, đầu tư trang thiết bị hiện đại và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Mỗi huyện sẽ có một trung tâm dịch vụ sửa chữa, lắp ráp máy cơ khí nông nghiệp.

Để đẩy mạnh cơ giới hóa, ngành NN-PTNT tham mưu thành phố, trước hết cần thực hiện tốt việc quy hoạch các vùng SX tập trung, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp.

Cùng với đó, tổ chức đào tạo chuyên sâu, tập huấn diện rộng cho cán bộ kỹ thuật, các hộ gia đình, chủ trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp về vai trò của cơ giới hóa và các kỹ năng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng máy, thiết bị...

Ngoài ra, cần đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ trong chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng DEA nuôi thủy sản Ứng dụng DEA nuôi thủy sản

Áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA), nghề nuôi trồng thủy sản ở phá Tam Giang sẽ phát triển, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho người nông dân

06/05/2015
Ba ba, cua đinh giống hút hàng Ba ba, cua đinh giống hút hàng

Hiện nay phong trào nuôi ba ba và cua đinh đang phát triển mạnh ở các tỉnh ĐBSCL, vì có đầu ra ổn định,đồng thời giúp nhiều nông dân làm giàu.

06/05/2015
Chủ tịch nước khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao Chủ tịch nước khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Trong dịp lễ 30/4 và 1/5, nhân chuyến công tác phía Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và khảo sát một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại tỉnh Lâm Đồng.

06/05/2015
Hung thần trên vùng biển Tây Nam Hung thần trên vùng biển Tây Nam

Những năm gần đây, tình trạng khai thác thủy sản ven bờ bằng tàu có công suất nhỏ đã làm nguồn lợi thủy sản vùng biển Tây Nam (ở địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) bị suy giảm nghiêm trọng. Hệ sinh thái thủy sản ven bờ sẽ tiếp tục cạn kiệt nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ.

06/05/2015
Ngư dân xã đảo Nhơn Châu trúng mùa cá cơm săn Ngư dân xã đảo Nhơn Châu trúng mùa cá cơm săn

Ông Phan Văn Binh, Bí thư Đảng ủy xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết: Năm nay mùa cá cơm săn đến sớm hơn mọi năm nên trong những ngày qua cá cơm săn xuất hiện nhiều trên vùng biển ven bờ xã đảo Nhơn Châu và có khoảng 250 hộ dân đang tập trung khai thác loại hải sản này. Sau một đêm, mỗi hộ đánh bắt được 50 - 70kg, có hộ trúng đậm trên 100kg nên ngư dân có được một khoảng thu nhập khá từ việc đánh bắt cá cơm săn.

06/05/2015