Thả Cá Giống Xuống Hồ Thủy Điện Sơn La

Sáng 1-4, tại phía trên đập thủy điện Sơn La, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Công ty Thủy điện Sơn La tổ chức lễ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La. Đây là hoạt động được tổ chức nhân Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và kỷ niệm 54 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà..
Theo ý kiến của PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, đây là việc làm cần thiết nhằm tái tạo nguồn thủy sản và tạo nguồn lực ban đầu phát triển nghề nuôi thủy sản cho Sơn La. Cá giống thả xuống hồ thủy điện lần này là cá chép lai, được lấy từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, gồm hai loại 150 gam/con và nhỏ hơn, trị giá hơn 100 triệu đồng. Đây là loài cá sinh trưởng mạnh, thích nghi với điều kiện khí hậu vùng núi, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch có giá trị kinh tế cao.
Đồng chí Hoàng Văn Chất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La, cho biết: Ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La vừa ra nghị quyết về chiến lược nuôi trồng thủy sản, trong đó xác định khai thác thế mạnh của lòng hồ thủy điện Sơn La, giúp nhân dân phát triển nghề nuôi cá, nâng cao đời sống cho bà con vùng di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Việc thả cá giống vào hồ thủy điện Sơn La sẽ bổ sung nguồn thủy sản, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nghề cá. Tỉnh Sơn La dự kiến sẽ chọn ngày 1-4 hàng năm để tổ chức thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra sôi động trở lại, nhưng hai tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang lại đang bị ngập lũ khiến cho nguồn cung cá tra nguyên liệu lại càng thiếu hụt nghiêm trọng

Các địa phương có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đều rất bức xúc trước tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm, nhiều người nói thẳng đó là hành vi “đổ chất độc vào ao tôm”. Hậu quả nghiêm trọng chẳng những gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi, làm thiệt hại ngành thủy sản mà còn gây ra nhiều rủi ro cho môi trường sinh thái

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy.

Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰

Chính phủ Hà Lan và các nhà tài trợ nước này vừa ký kết với Bộ NN-PTNT “Dự án hợp tác công tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại VN” trị giá gần 1,4 triệu EURO. Đây là dự án tài trợ lớn, tạo cú hích cho ngành cao cao VN phát triển.