Thả Cá Giống Xuống Hồ Thủy Điện Sơn La
Sáng 1-4, tại phía trên đập thủy điện Sơn La, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Công ty Thủy điện Sơn La tổ chức lễ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La. Đây là hoạt động được tổ chức nhân Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và kỷ niệm 54 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà..
Theo ý kiến của PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, đây là việc làm cần thiết nhằm tái tạo nguồn thủy sản và tạo nguồn lực ban đầu phát triển nghề nuôi thủy sản cho Sơn La. Cá giống thả xuống hồ thủy điện lần này là cá chép lai, được lấy từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, gồm hai loại 150 gam/con và nhỏ hơn, trị giá hơn 100 triệu đồng. Đây là loài cá sinh trưởng mạnh, thích nghi với điều kiện khí hậu vùng núi, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch có giá trị kinh tế cao.
Đồng chí Hoàng Văn Chất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La, cho biết: Ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La vừa ra nghị quyết về chiến lược nuôi trồng thủy sản, trong đó xác định khai thác thế mạnh của lòng hồ thủy điện Sơn La, giúp nhân dân phát triển nghề nuôi cá, nâng cao đời sống cho bà con vùng di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Việc thả cá giống vào hồ thủy điện Sơn La sẽ bổ sung nguồn thủy sản, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nghề cá. Tỉnh Sơn La dự kiến sẽ chọn ngày 1-4 hàng năm để tổ chức thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La.
Related news
Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.
Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...
Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.
Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).
“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.