Nhu Cầu Thủy Sản Lớn
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...
Các thương vụ đã tổ chức nhiều sự kiện thương mại, tích cực giới thiệu khách hàng cho các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam, vận động DN nước sở tại vào Việt Nam gặp gỡ đối tác. Cụ thể: Ngày 23/5/2014, tại thành phố Johannesburg, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi phối hợp với Phòng Thương mại Johannesburg đã tổ chức sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra của Việt Nam. Nhiều nhà khập khẩu của Nam Phi đã đến dự, đánh giá cao cá tra Việt Nam và đã sang Việt Nam gặp gỡ đối tác. Ngày 22/6, Thương vụ tiếp tục hỗ trợ đoàn 15 DN Hà Nội tham dự Hội chợ Triển lãm quốc tế SAITEX ở Nam Phi.
Ngày 29/5/2014, tại thành phố Alexandria, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập đã chủ trì và phối hợp với Phòng Thương mại Alexandria tổ chức Hội thảo “Giới thiệu thị trường Việt Nam” với sự tham gia của 20 DN thành phố, nhằm cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu các đối tác tin cậy của Việt Nam tới cộng đồng DN Alexandria.
Ngày 19/6/2014, Thương vụ tại Kuwait đã tổ chức hội thảo giới thiệu về thị trường Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, thủy sản.
DN Việt Nam có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại các nước sở tại để phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu sang các nước lân cận.
Thương vụ tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã hỗ trợ DN Việt Nam tham dự Hội chợ SIAL, Gulf Food, Triển lãm thực phẩm hữu cơ và thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên tại Dubai...
Nhờ đó, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang châu Phi, Tây Á, Nam Á tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2013: UAE đạt 33,75 triệu USD (+23%), Ả rập Xê út 33,66 triệu USD (+14%), Ai Cập 31,49 triệu USD (+2%), Israel 23,83 triệu USD (+20%), Cô-oét 6,28 triệu USD (+30%), Iraq 3,3 triệu USD (+153%), Thổ Nhĩ Kỳ 4 triệu USD (+60%), Ấn Độ 7 triệu USD (+29%), Pakistan 6 triệu USD (+9%). Các mặt hàng xuất khẩu chính là cá ba sa và tôm đông lạnh.
Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á, ngành nuôi trồng thủy sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển, do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Số lượng người nước ngoài (chủ yếu là châu Âu, châu Mỹ) đến làm việc cũng như du lịch ngày càng đông cũng góp phần tăng nhu cầu thủy sản. Mặt khác, cá da trơn ngày càng được ưa chuộng do được đánh giá chứa ít cholesteron.
Thu nhập của nhiều quốc gia xuất khẩu dầu lửa, khoáng sản như Nigeria, An-giê-ri, Libi, Nam Phi, UAE, Ả rập Xê út… được cải thiện do giá thế giới tăng cao cũng góp phần làm tăng nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng thực phẩm, trong đó có thủy - hải sản.
Có thể bạn quan tâm
Một lão nông tri điền ở xã Dương Xuân Hội (huyện Châu Thành, Long An) đã nói như thế nhân dịp xã chuẩn bị đón nhận danh hiệu Xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Long An.
Người dân thôn Hòa Thủy (xã Phước Hải, Ninh Phước - Ninh Thuận) đang tận dụng lợi thế vùng đất cát rộng để nuôi dông. Đây là một hướng đi khả quan, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Lợi dụng thông lệ mua cá nguyên liệu của nông dân nợ 30 ngày mới trả tiền, một số nhà xuất khẩu cá tra (nói một số nhưng rất nhiều) không có vốn, không có nhà máy hoạt động bằng cách chiếm dụng vốn người nuôi.
Xin được nhắc lại, ngày 12/3/2014, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên đạt mức 41.300- 41.800 đồng/kg, cao nhất trong vòng 10 tháng trước đó. Việc giá tăng không phải do tác động gì từ VN mà chủ yếu là do giá giao dịch trên sàn Liffe (Mỹ) mặt hàng cà phê Robusta mà VN SX đứng đầu thế giới có những phiên tăng giá liên tiếp. Cụ thể, giá giao trong tháng 3 là 2.245 USD/tấn, nhưng giao tháng 5/2014 là 2.180 USD/tấn.
Tại huyện Diễn Châu, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đến thăm gia trại của ông Cao Văn Cừ, xóm 14, xã Diễn Trung. Một mô hình liên kết với Cty CP nuôi gia công 7.000 còn gà đẻ trứng và thăm mô hình chăn nuôi gà theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) của ông Phan Đình Tư, tại xóm 10, xã Diễn Trung. Ông Tư là một trong số các hộ chăn nuôi gà thuộc dự án LIFSAP mà Nghệ An đang triển khai tại một số huyện.