Thách Thức Và Cơ Hội Phát Triển Ca Cao Bền Vững Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Tham dự hội thảo có lãnh đạo, đại diện của Cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long và các tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực ca cao cùng một số nông dân trồng ca cao.
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” được Bộ NN&PTNT phê duyệt và giao Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” thuộc Cục Trồng trọt quản lý và triển khai.
Hội thảo tập trung đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ca cao và thực trạng truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Bến Tre; phân tích nguyên nhân thành công, khó khăn trong trồng ca cao thời gian qua, từ đó thảo luận đưa ra các giải pháp khắc phục; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL.
Đặc biệt, thời gian qua, cây ca cao phải đối mặt với các cây trồng cạnh tranh khác đã được canh tác lâu năm tại địa phương cũng như tâm lý hoài nghi của người trồng trong những thời điểm giá cả biến động.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng, các đại biểu cho rằng, cũng như các loại cây trồng khác trong giai đoạn khởi đầu, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để canh tác ca cao hiệu quả cần được nghiên cứu thêm; nông dân cần làm quen với kỹ thuật chăm sóc, sơ chế và thăm dò thị trường, cũng như hình thành các mối liên kết bền chặt giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ca cao.
Việc xác định chủ trương đúng đắn cùng với sự chỉ đạo sát của tỉnh là một điều kiện tiên quyết góp phần cho việc phát triển ca cao. Việc phát triển thị trường và hệ thống thu mua sâu rộng cũng cần được lưu ý để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm; có sự chia sẻ trách nhiệm và rủi ro giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp thu mua với người trồng ca cao.
Các thông tin liên quan đến kỹ thuật, đầu tư, thị trường, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước cần được chia sẻ một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan, giúp người trồng tiếp cận được dễ dàng, thường xuyên. Đây được cho là những điều kiện cần và đủ để phát triển ngành hàng ca cao bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Bước sang vụ nuôi tôm 2012, nông dân Cà Mau hy vọng có một mùa tôm thắng lợi để bù lỗ cho vụ tôm trắng tay năm trước. Thế nhưng, ở 3 tháng đầu mùa vụ nhiều nông dân đã ngán ngẩm thở dài.
2 năm trở lại đây, ương nuôi cá tra giống đạt tỷ lệ sống rất thấp và đang ở mức báo động. Ương nuôi từ cá bột lên cá giống tỷ lệ sống chỉ đạt 8-10%, trong khi những năm 1999 – 2002, tỷ lệ này dao động 25 – 40%.
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát, lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15/8/2012.
Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn vừa tổ chức "Nhịp cầu nhà nông" với chủ đề "Trao đổi kỹ thuật sản xuất ớt" cho nông dân các xã Bình Minh, Bình Nguyên và thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn).