Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang Nuôi Gà Không Cần… Dọn Chuồng

An Giang Nuôi Gà Không Cần… Dọn Chuồng
Ngày đăng: 29/07/2014

Đó là mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đang được nông dân trong tỉnh ứng dụng rộng rãi. Cách làm này không những giúp tiết kiệm sức lao động mà còn tăng hiệu quả chăn nuôi, cải thiện kinh tế gia đình.

Tại ấp Vĩnh Quới (xã Lạc Quới, Tri Tôn, An Giang), ông Trương Ngọc Đồng thả nuôi 100 con gà thịt trên đệm lót sinh học, với diện tích 40m2.

Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đồng được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn hướng dẫn từ khâu xây dựng chuồng trại, hướng dẫn chăn nuôi, đến việc làm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. “Qua theo dõi, đàn gà thích nghi tốt, tỷ lệ hao hụt thấp (dưới 10%), tăng trọng nhanh.

Sau 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân 1,3 kg/con. Với giá bán 70.000 đồng/kg, đợt này tôi lãi trên 1,6 triệu đồng” - ông Đồng chia sẻ. Cũng theo lời ông, nguyên liệu dùng để làm đệm lót là trấu và men vi sinh có thể đặt mua từ Trạm Khuyến nông huyện.

Ưu điểm lớn nhất trong việc sử dụng đệm lót sinh học là không gây mùi, kể cả khi chuồng được xây cất gần nhà. Ông Đồng kể: “Trước đây, nuôi theo kiểu truyền thống, không dùng đệm lót sinh học phải quét dọn phân gà hàng ngày, thay rơm, độn rạ nhưng vẫn có mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và hàng xóm”.

Tại ấp Phú Hòa (xã Định Thành, Thoại Sơn), anh Trần Trường Sa chỉ tận dụng chút thời gian nhàn rỗi vẫn mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình. Từng tốt nghiệp ngành Nông học của Trường đại học Dân lập Cửu Long (Vĩnh Long), năm 2008, anh Sa có thời gian làm việc ở các trại nuôi gà tại thị xã Gò Công (Tiền Giang).

Khi về địa phương công tác, anh muốn tăng nguồn thu nhập cho gia đình nên quyết định đầu tư xây dựng chuồng nuôi gà trên đệm lót. Đầu tiên, anh chọn mua giống gà tàu vàng tại Viện Chăn nuôi miền Nam (tỉnh Đồng Nai).

Lúc đó, gà con mới chỉ 1 ngày tuổi nhưng có giá 29.000 đồng/con. Lứa đầu tiên, anh mua 600 con gà giống thả nuôi trên diện tích 48m2. Sau hơn 3 tháng nuôi, mỗi con đạt trọng lượng 1,5 – 1,7 kg, anh tuyển một nửa bán gà thịt, còn một nửa để lại làm giống. Hiện tại, đàn gà giống 300 con của anh mỗi ngày cho khoảng 150 trứng.

Thấy nhu cầu gà con trong vùng cao nên anh đã đầu tư máy ấp trứng bằng điện. Trung bình mỗi tháng, anh bán khoảng 3.000 con gà giống với giá 12.000 đồng/con, tạo nguồn thu thường xuyên.

Với gia đình ít người lại phải thường xuyên đi làm như anh Sa thì chăn nuôi bằng đệm lót sinh học là giải pháp hiệu quả. Anh Sa chia sẻ: “Hàng ngày, chỉ tốn rất ít thời gian và công chăm sóc, hoàn toàn không tốn chi phí dọn chuồng.

Khâu làm đệm lót cũng đơn giản, chỉ cần rải trấu lên chuồng từ 1,5 – 2 tấc, sau đó dùng men vi sinh Balasa N01 (mỗi bịt men sử dụng cho 20m2). Men vi sinh giúp phân gà phân hủy tại chuồng, giảm mùi hôi, ít ruồi, muỗi nên bệnh giảm đáng kể. Hơn nữa, lớp đệm lót giúp giữ ấm vào mùa mưa và làm mát vào mùa khô nên gà sạch, tỷ lệ hao hụt rất thấp”.

Theo tính toán của các hộ nuôi gà, chi phí đầu tư ban đầu cho đệm lót sinh học khoảng 70.000 – 80.000 đồng/m2, thời gian sử dụng có thể hơn 1 năm. Mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học được nông dân quan tâm và đánh giá cao vì hạn chế dịch bệnh, đỡ tốn chi phí lao động, áp dụng công nghệ vào chăn nuôi và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tăng hiệu quả kinh tế.

Theo Trung tâm Khuyến nông An Giang, mô hình nuôi gà an toàn sinh học giúp giảm mùi hôi và ô nhiễm môi trường, an toàn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Mô hình có vốn đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp giảm nhiều chi phí lao động so với cách nuôi truyền thống, phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Hội Nông Dân Tĩnh Gia Đưa Cây Khoai Lang Năng Suất Cao Vào Canh Tác Hội Nông Dân Tĩnh Gia Đưa Cây Khoai Lang Năng Suất Cao Vào Canh Tác

Giá hiện tại ở địa phương là 3.000 đồng/kg, 1 sào khoai lang giống mới này bà con có lãi khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác, thời gian canh tác ngắn và đầu tư ít hơn. Nông dân ở các địa phương lân cận có chất đất tương tự như xã Tân Dân sẽ được hội nông dân, phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn để trồng đại trà vào vụ xuân năm 2015, đây mới là chính vụ.

28/02/2015
Giá Các Loại Hoa Màu Giảm Mạnh Sau Tết Nguyến Đán Giá Các Loại Hoa Màu Giảm Mạnh Sau Tết Nguyến Đán

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự) cho biết, thời điểm này việc thu hoạch hoa màu trên địa bàn xã trầm lắng, bởi giá cả nhiều loại hoa màu giảm mạnh (từ 40 - 50%) so với thời điểm cận Tết. Giá hoa màu giảm là do nguồn cung vượt cầu, trong khi đang vào thời điểm thu hoạch rộ. Người dân trồng hoa màu đang hy vọng giá cả sẽ tăng lên trong những ngày tới vì trúng vào dịp rằm tháng Giêng năm 2015.

28/02/2015
Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Thu Hoạch Gần 1.100ha Lúa Đông Xuân Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Thu Hoạch Gần 1.100ha Lúa Đông Xuân

Vụ Đông Xuân năm nay, bà con nông dân TX Bình Minh áp dụng hầu hết cơ giới hóa từ khâu cày xới làm đất, thu hoạch và vận chuyển nên giảm được chi phí sản xuất, giảm ngày công lao động, đặc biệt là giảm tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay, các trà lúa còn lại đang ở giai đoạn chắc xanh đến chín, bà con đang tập trung thu hoạch.

28/02/2015
Thái Nguyên Sẽ Tăng Diện Tích Trồng Nấm Hương Lên 60.000m2 Thái Nguyên Sẽ Tăng Diện Tích Trồng Nấm Hương Lên 60.000m2

Để phục vụ cho việc sản xuất nấm hương vụ mùa năm 2015, hiện nay, các hộ trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm bịch và trồng nấm. Năm 2015, dự kiến tăng diện tích trồng nấm trên địa bàn tỉnh là 60.000m2, sản lượng sẽ tăng thêm 150 tấn so với năm 2014.

28/02/2015
Dân Đầu Tư Dự Án Ca Cao Dân Đầu Tư Dự Án Ca Cao

Đồng Nai đang xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh cây ca cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tham gia dự án, nông dân trồng ca cao sẽ được hỗ trợ để tiếp cận vốn giá rẻ, kỹ thuật sản xuất... Trong đó, nội dung quan trọng nhất là doanh nghiệp (DN) sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá tốt.

28/02/2015