Tập Huấn TOT Kỹ Thuật Nuôi Thâm Canh Artemia
Artemia là loại thức ăn tự nhiên rất cần thiết trong sản xuất giống tôm, cá. Hiên nay nhu cầu trứng bào xác Artemia để cung cấp cho các trại tôm cá trong cả nước khoảng 10 tấn/năm nhưng sản lượng Artemia trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu trong nước.
Do đó nhu cầu cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất nuôi là rất cần thiết đối với nghề nuôi Artemia ở các tỉnh ven biển (đặt biệt là Bạc Liêu và Sóc Trăng).
Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 04 năm 2013, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi thâm canh Artemia” cho 60 học viên (2 lớp) đến từ các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Sóc trăng và cán bộ của Trung tâm Tập huấn.
Lớp tập huấn đã cung cấp đầy đủ kiến thức nuôi Artemia theo mô hình mới, giúp hộ nuôi tăng thu nhập gấp 2 – 3 lần trên cùng một diện tích nuôi. Tuy lớp tập huấn đã giúp học viên (đặc biệt là các nông dân trực tiếp nuôi Artemia) giải quyết được vấn đề kỹ thuật, nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay mà người nuôi đang phải đối mặt đó là thiếu nước mặn phục vụ sản suất.
Vì vậy, để nghề nuôi Artemia tiếp tục phát triển và đáp ứng nhu cầu khu vực rất mong chính quyền địa phương các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng nhanh chóng hoàn thiệt các kênh thủy lợi cung cấp nước sản xuất cho vùng nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 12-8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7 về một số chính sách phát triển thuỷ sản. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25-8 tới đây, có nhiều chính sách ưu đãi đối với ngư dân về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới,…
Ông Nguyễn Thành Công, Chủ nhiệm HTX SX muối Ninh Thuỷ, phường Ninh Thuỷ, TX Ninh Hòa cho biết: Thời điểm này đang là cuối vụ SX muối, với diện tích SX muối trải bạt hơn 12 ha, từ đầu vụ đến nay HTX SX được 1.300 tấn muối tăng 400 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá muối trải bạt như hiện nay từ 1- 1,1 triệu đ/tấn, HTX làm muối ra đến đâu thương lái đều mua sạch.
Ông Huỳnh Văn Ánh, Phòng NN- PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, vụ xuân hè năm nay nông dân trên địa bàn huyện gieo trồng khoảng 250ha đậu xanh, tập trung nhiều nhất ở những khu vực bãi bồi ven sông thuộc các xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Thu, Duy Tân, thị trấn Nam Phước. Năng suất đậu xanh đạt 18-20 tạ/ha, tăng 1-3 tạ/ha so với vụ sản xuất năm ngoái.
Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.
Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.