Tập Huấn TOT Kỹ Thuật Nuôi Thâm Canh Artemia
Artemia là loại thức ăn tự nhiên rất cần thiết trong sản xuất giống tôm, cá. Hiên nay nhu cầu trứng bào xác Artemia để cung cấp cho các trại tôm cá trong cả nước khoảng 10 tấn/năm nhưng sản lượng Artemia trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu trong nước.
Do đó nhu cầu cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất nuôi là rất cần thiết đối với nghề nuôi Artemia ở các tỉnh ven biển (đặt biệt là Bạc Liêu và Sóc Trăng).
Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 04 năm 2013, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi thâm canh Artemia” cho 60 học viên (2 lớp) đến từ các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Sóc trăng và cán bộ của Trung tâm Tập huấn.
Lớp tập huấn đã cung cấp đầy đủ kiến thức nuôi Artemia theo mô hình mới, giúp hộ nuôi tăng thu nhập gấp 2 – 3 lần trên cùng một diện tích nuôi. Tuy lớp tập huấn đã giúp học viên (đặc biệt là các nông dân trực tiếp nuôi Artemia) giải quyết được vấn đề kỹ thuật, nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay mà người nuôi đang phải đối mặt đó là thiếu nước mặn phục vụ sản suất.
Vì vậy, để nghề nuôi Artemia tiếp tục phát triển và đáp ứng nhu cầu khu vực rất mong chính quyền địa phương các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng nhanh chóng hoàn thiệt các kênh thủy lợi cung cấp nước sản xuất cho vùng nuôi.
Related news
Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.
Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.
Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.
Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…