Trồng Sen Dễ Bán, Lãi Khá

Nhu cầu thị trường ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận trồng sen đạt trên 100 triệu đ/ha/vụ.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lí, nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng sen, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen. Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành…cũng có nhiều hộ dân đã chuyển từ lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.
Trong đó, có hơn 70% diện tích trồng sen trắng để lấy ngó và diện tích còn lại trồng sen hồng để lấy gương.
Sen trồng chỉ sau một tháng tuổi đã cho thu hoạch ngó hoặc gương. Cứ 2 ngày thu hoạch 1 lần, với năng suất bình quân đạt từ 100 đến 150 kg ngó thương phẩm/ha, giá bán tại ruộng cho thương lái dao động từ 14.000 đến 16.000 đ/kg.
Sen trồng lấy gương cho năng suất bình quân từ 60 đến 70/kg/ha, giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đ/kg. Đặc biệt, nhu cầu thị trường ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận trồng sen đạt trên 100 triệu đ/ha/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.

Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.
Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.