Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tác Động Từ Liên Minh Sản Xuất Giống Dê Lai Bachboer Phước Hậu

Tác Động Từ Liên Minh Sản Xuất Giống Dê Lai Bachboer Phước Hậu
Ngày đăng: 30/07/2013

Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer Phước Hậu (Ninh Phước) là sự hợp tác tự nguyện giữa tổ hợp tác nuôi giống dê lai Bachboer Phước Hậu (gồm 60 hộ làm nghề chăn nuôi dê) với doanh nghiệp tư nhân Phạm Đức Toàn, Phước Mỹ, Phan Rang-Tháp Chàm.

Tuy gắn liền địa danh Phước Hậu nhưng thực ra trong liên minh chỉ có 12 hộ nông dân địa phương, còn lại là các hộ chăn nuôi có tên tuổi ở khắp các nơi trong tỉnh cùng liên kết sản xuất, kinh doanh hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu giống dê lai siêu thịt Bachboer Phước Hậu.

Theo Ban Quản lý Dự án Canh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh, sau gần 2 năm thực hiện liên minh, tổ hợp tác nuôi giống dê lai Bachboer Phước Hậu đã sản xuất và tiêu thụ được 3.500 con dê giống lai, 3.300 con dê thịt và 810 tấn phân dê với doanh thu tương ứng 15,11 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp tư nhân Phạm Đức Toàn đã thu mua 100% số lượng dê giống cho nông dân.

Hầu hết các hộ nuôi đều hài lòng trước kết quả 51,5% tỷ lệ dê sinh sản đạt yêu cầu chất lượng làm giống và việc thu mua theo đúng cam kết của doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp trong liên minh đã mua dê giống giá cao hơn 200.000 đồng/con so với dê giống bách thảo ngoài liên minh, tương ứng với 8,3%.

Ông Lê Văn Do, Tổ trưởng tổ hợp tác cho biết : Giống dê lai được người nông dân các nơi lựa chọn vì có nhiều ưu điểm như: Dễ chăm sóc, không kén thức ăn, tăng trọng và tầng suất sinh của dê nái nhanh hơn dê bách thảo. Đặc biệt tỷ lệ thịt và độ thơm ngon không thua kém dê bách thảo.

Tác động đầu tiên dễ thấy của Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer Phước Hậu là đã giúp nông dân tăng tổng doanh thu hơn 6,4 tỷ đồng, tương ứng 73,5%. Dù số lượng dê giống sinh sản và giá bán dê giống không cao như dự kiến ban đầu, nhưng lợi nhuận của nông dân vẫn tăng hơn 3,4 tỷ đồng so với trước khi liên minh.

Tính bình quân trong liên minh, tỷ suất lợi nhuận của nhóm nông dân đạt trên 70% và thu nhập 2 năm của mỗi hộ gia đình tăng lên từ 46,6 triệu đồng trước kia lên 103,8 triệu đồng; so sánh điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, thu nhập trên là khá cao. Tác động khác nữa là sau khi Tổ hợp tác đi vào hoạt động, quy mô và chất lượng đàn dê sinh sản của Tổ hợp tác từng bước tăng lên, từ 26-30 con giống/hộ đến nay trung bình mỗi hộ có 40-50 con.

Trong 2 năm, số lượng dê sinh sản đến tuổi trưởng thành có 8.300 con, trong đó có 6.800 con xuất bán, chẳng những tăng quy mô đàn mà còn thay thế dần giống dê cũ thoái hoá, sức sinh sản yếu. Đơn cử về năng suất sinh sản và thời gian sống đến tuổi trưởng thành của giống dê lai Bachboer bình quân đạt 4,5 con/nái/2 năm, tăng 0,8 con so với giống dê bách thảo.

Ngoài tác động từ các gói hỗ trợ của dự án CTNN đối với việc phát huy hiệu quả kinh tế trong nuôi dê, không thể không kể tới tác động xã hội. Theo Tổ hợp tác nuôi giống dê lai Bachboer Phước Hậu, công tác môi trường xã hội trong liên minh có những chuyển biến tích cực.

Trước hết là vệ sinh chuồng trại được quan tâm hơn, các hộ nông dân trong tổ thường trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, về giá cả thị trường cũng như cung cấp các thông tin về dịch bệnh và phương pháp phòng trừ. Đáng nói là các hộ dân tộc thiểu số trong liên minh được tổ chú ý giúp đỡ, cung cấp thông tin nhiều hơn và cùng với nỗ lực của bản thân nên sau 2 năm họ đã theo kịp với các tổ viên khác, cá biệt có hộ phát triển tăng đàn dê nuôi.

Một tác động đặc biệt khác là qua các thành viên Tổ hợp tác, các hộ chăn nuôi bên ngoài liên minh cũng hưởng lợi trong việc thuê mượn con giống hoặc cho giao phối tự nhiên qua chăn thả. Nhờ đó đã thúc đẩy nhiều vùng chăn nuôi dê ở một số khu vực đạt tỷ lệ lai hoá đàn dê khá cao.

Thiết nghĩ, trong thời điểm giống dê lai Bachboer đang phát triển mạnh theo mô hình nuôi gia trại, đây là cơ hội để tổ chức, tuyên truyền, quảng bá mô hình tổ hợp tác và liên minh sản xuất. Mục tiêu là tạo ra phương thức làm ăn mới, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp và nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Chất Lượng Bò Sữa Nông Hộ Nâng Cao Chất Lượng Bò Sữa Nông Hộ

Nguồn cung sữa bò nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu. Để đáp ứng, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm sữa (kể cả kem), năm 2013 phải chi 1,2 tỷ USD cho việc nhập khẩu này. Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước.

01/10/2014
Đức Hòa (Long An) Tiêu Hủy 400 Con Gà Đức Hòa (Long An) Tiêu Hủy 400 Con Gà

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.

01/10/2014
Heo Bơm Nước Lại Hoành Hành Heo Bơm Nước Lại Hoành Hành

Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).

01/10/2014
Nông Dân U Minh Phấn Khởi Vì Trúng Mùa Khoai Môn Nông Dân U Minh Phấn Khởi Vì Trúng Mùa Khoai Môn

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện nay bà con đang bước vào vụ thu hoạch, đạt sản lượng khá cao nên người dân hết sức phấn khởi.

01/10/2014
Đắk Lắk Hướng Đến Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Cà Phê Buôn Ma Thuột Đắk Lắk Hướng Đến Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Cà Phê Buôn Ma Thuột

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

01/10/2014