Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tác Động Từ Liên Minh Sản Xuất Giống Dê Lai Bachboer Phước Hậu

Tác Động Từ Liên Minh Sản Xuất Giống Dê Lai Bachboer Phước Hậu
Publish date: Tuesday. July 30th, 2013

Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer Phước Hậu (Ninh Phước) là sự hợp tác tự nguyện giữa tổ hợp tác nuôi giống dê lai Bachboer Phước Hậu (gồm 60 hộ làm nghề chăn nuôi dê) với doanh nghiệp tư nhân Phạm Đức Toàn, Phước Mỹ, Phan Rang-Tháp Chàm.

Tuy gắn liền địa danh Phước Hậu nhưng thực ra trong liên minh chỉ có 12 hộ nông dân địa phương, còn lại là các hộ chăn nuôi có tên tuổi ở khắp các nơi trong tỉnh cùng liên kết sản xuất, kinh doanh hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu giống dê lai siêu thịt Bachboer Phước Hậu.

Theo Ban Quản lý Dự án Canh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh, sau gần 2 năm thực hiện liên minh, tổ hợp tác nuôi giống dê lai Bachboer Phước Hậu đã sản xuất và tiêu thụ được 3.500 con dê giống lai, 3.300 con dê thịt và 810 tấn phân dê với doanh thu tương ứng 15,11 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp tư nhân Phạm Đức Toàn đã thu mua 100% số lượng dê giống cho nông dân.

Hầu hết các hộ nuôi đều hài lòng trước kết quả 51,5% tỷ lệ dê sinh sản đạt yêu cầu chất lượng làm giống và việc thu mua theo đúng cam kết của doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp trong liên minh đã mua dê giống giá cao hơn 200.000 đồng/con so với dê giống bách thảo ngoài liên minh, tương ứng với 8,3%.

Ông Lê Văn Do, Tổ trưởng tổ hợp tác cho biết : Giống dê lai được người nông dân các nơi lựa chọn vì có nhiều ưu điểm như: Dễ chăm sóc, không kén thức ăn, tăng trọng và tầng suất sinh của dê nái nhanh hơn dê bách thảo. Đặc biệt tỷ lệ thịt và độ thơm ngon không thua kém dê bách thảo.

Tác động đầu tiên dễ thấy của Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer Phước Hậu là đã giúp nông dân tăng tổng doanh thu hơn 6,4 tỷ đồng, tương ứng 73,5%. Dù số lượng dê giống sinh sản và giá bán dê giống không cao như dự kiến ban đầu, nhưng lợi nhuận của nông dân vẫn tăng hơn 3,4 tỷ đồng so với trước khi liên minh.

Tính bình quân trong liên minh, tỷ suất lợi nhuận của nhóm nông dân đạt trên 70% và thu nhập 2 năm của mỗi hộ gia đình tăng lên từ 46,6 triệu đồng trước kia lên 103,8 triệu đồng; so sánh điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, thu nhập trên là khá cao. Tác động khác nữa là sau khi Tổ hợp tác đi vào hoạt động, quy mô và chất lượng đàn dê sinh sản của Tổ hợp tác từng bước tăng lên, từ 26-30 con giống/hộ đến nay trung bình mỗi hộ có 40-50 con.

Trong 2 năm, số lượng dê sinh sản đến tuổi trưởng thành có 8.300 con, trong đó có 6.800 con xuất bán, chẳng những tăng quy mô đàn mà còn thay thế dần giống dê cũ thoái hoá, sức sinh sản yếu. Đơn cử về năng suất sinh sản và thời gian sống đến tuổi trưởng thành của giống dê lai Bachboer bình quân đạt 4,5 con/nái/2 năm, tăng 0,8 con so với giống dê bách thảo.

Ngoài tác động từ các gói hỗ trợ của dự án CTNN đối với việc phát huy hiệu quả kinh tế trong nuôi dê, không thể không kể tới tác động xã hội. Theo Tổ hợp tác nuôi giống dê lai Bachboer Phước Hậu, công tác môi trường xã hội trong liên minh có những chuyển biến tích cực.

Trước hết là vệ sinh chuồng trại được quan tâm hơn, các hộ nông dân trong tổ thường trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, về giá cả thị trường cũng như cung cấp các thông tin về dịch bệnh và phương pháp phòng trừ. Đáng nói là các hộ dân tộc thiểu số trong liên minh được tổ chú ý giúp đỡ, cung cấp thông tin nhiều hơn và cùng với nỗ lực của bản thân nên sau 2 năm họ đã theo kịp với các tổ viên khác, cá biệt có hộ phát triển tăng đàn dê nuôi.

Một tác động đặc biệt khác là qua các thành viên Tổ hợp tác, các hộ chăn nuôi bên ngoài liên minh cũng hưởng lợi trong việc thuê mượn con giống hoặc cho giao phối tự nhiên qua chăn thả. Nhờ đó đã thúc đẩy nhiều vùng chăn nuôi dê ở một số khu vực đạt tỷ lệ lai hoá đàn dê khá cao.

Thiết nghĩ, trong thời điểm giống dê lai Bachboer đang phát triển mạnh theo mô hình nuôi gia trại, đây là cơ hội để tổ chức, tuyên truyền, quảng bá mô hình tổ hợp tác và liên minh sản xuất. Mục tiêu là tạo ra phương thức làm ăn mới, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp và nông dân.


Related news

Thưởng công trình cho thôn không có người sinh con thứ 3 Thưởng công trình cho thôn không có người sinh con thứ 3

Nhờ làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) mà trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, rất nhiều thôn, bản đã 8 -10 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Friday. October 16th, 2015
Xây dựng nông thôn mới ở Điện Thắng Bắc về đích sớm 3 năm Xây dựng nông thôn mới ở Điện Thắng Bắc về đích sớm 3 năm

Xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Có được thành quả này, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương, phải kể đến sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân.

Friday. October 16th, 2015
Vùng biên tươi mới Vùng biên tươi mới

Nằm dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, Hướng Hóa (Quảng Trị) từ một huyện nghèo nay đã trở nên sầm uất với những bước tiến vượt bậc trên mọi lĩnh vực.

Friday. October 16th, 2015
Ngày thứ 7 nông thôn mới Ngày thứ 7 nông thôn mới

5 năm qua ở Hà Tĩnh "Ngày thứ 7 NTM" đã thành thông lệ, Ðoàn kiểm tra NTM do Trưởng Ban chỉ đạo dẫn đầu, đi ô tô chung, về cơ sở nắm tình hình ở các địa phương. Cách làm này đã giúp cơ sở và người dân tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

Friday. October 16th, 2015
Vươn mình đến ngày mới Vươn mình đến ngày mới

Người ta gọi Gio Linh (Quảng Trị) là miền đất lửa. Bởi nơi đây khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, hạn hán… còn trong chiến tranh, mỗi con người từng sống trên mảnh đất chưa đầy 500km2 này đã phải hứng chịu gần 10.000 tấn bom đạn.

Friday. October 16th, 2015