Xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là TPP, vấn đề đáng lo ngại nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay và thời gian tới chính là chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi… không chỉ làm người tiêu dùng trong nước lo lắng mà còn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu.
Nếu không được kiểm soát tốt, thịt và trứng của các doanh nghiệp Việt Nam làm ra sẽ thua ngay trên “sân nhà”.
Mặc dù hiện đã có những doanh nghiệp quy mô lớn tiến vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng và hướng tới chăn nuôi sạch nhưng nhà nước vẫn cần thiết lập hàng rào để kiểm soát nông sản “bẩn” và vi phạm.
Trước hết cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo hướng mở để hội nhập và xây dựng được hàng rào kỹ thuật phù hợp nhằm bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước khi thuế suất nhập khẩu về 0%.
Có thể bạn quan tâm
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.