Cần Thơ mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch

UBND thành phố Cần Thơ cho biết, hiện thành phố đã xây dựng dự án hình thành mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, được giao cho Sở Công thương và Sở nông nghiệp phát triển nông thôn.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sạch, an toàn; Sở Công thương chịu trách nhiệm về việc phân phối và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ, cho hay việc hình thành và triển khai các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn phục vụ người dân là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Với mạng lưới trên 100 chợ và hàng trăm cửa hàng bình ổn giá cùng 14 siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố thì việc đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn để tiêu thụ trên thị trường là điều hết sức thuận lợi.Cần Thơ cải tiến kỹ thuật để trồng rau sạch, an toàn.
Hiện nay mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ An Thới, quận Bình Thủy đã cho kết quả khả quan, được người dân đánh giá cao.
Chính vì vậy, từ mô hình chợ thí điểm thành công, việc xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn sẽ được triển khai trên diện rộng, dưới nhiều hình thức khác nhau như: bán đan xen giữa các sản phẩm sạch, an toàn với các sản phẩm bình thường; đưa các sản phẩm sạch đến bán tại các điểm bình ổn giá…
Mục tiêu là cuối năm tất cả các chợ, các điểm bình ổn giá trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều có ít nhất một gian hàng có sản phẩm sạch, an toàn phục vụ người dân.
Ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ cho biết, Sở Công thương sẽ làm việc trực tiếp với Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn để xem nguồn hàng như thế nào.
“Chúng tôi sẽ họp với các siêu thị và các chợ đầu mối để ngoài Chợ An Thới thì quận Ninh Kiều hoặc quận Cái Răng và những chợ chính ít nhất phải một gian hàng bán thực phẩm và bán rau củ quả chứng nhận là sạch.
Tham vọng của chúng tôi là từ đây đến cuối năm ở các quận huyện vùng sâu trên địa bàn thành phố sẽ đều tổ chức được gian hàng được chứng nhận là sạch,” ông Bắc nói.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Ông Hồ Văn Đại mà mọi người ở ấp Mương Khai, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) thường quen gọi ông với cái tên rất thân thiện là Tư Đại ba ba, ông là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương, nhờ việc nuôi ba ba hiệu quả, đến nay ông đã có được một cơ ngơi đáng để nhiều người mơ ước.

Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của người dân Hoài Ân. Riêng ở xã Ân Hảo Đông (Bình Định), hiện có khoảng 90 ha dâu và gần 200 hộ nuôi tằm. Vài năm trở lại đây giá kén tằm ở mức cao, đặc biệt từ đầu năm 2013 đến nay kén tằm được mùa, được giá, nên người nuôi tằm rất phấn khởi.

Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định vừa tổ chức tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với cây xoài Bình Định”.

Tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), ngày 18.7 Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (DHNTB-TN).