Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng thị trường thuốc Thú y thủy sản chưa an toàn

Sóc Trăng thị trường thuốc Thú y thủy sản chưa an toàn
Ngày đăng: 12/06/2015

Hiện có khoảng 7.000 loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, xử lý môi trường phục vụ nuôi thủy sản có mặt trên thị trường và ở Sóc Trăng có từ 5.000 đến 6.000 loại, chính vì thế mà người nuôi thủy sản rất khó khăn trong việc xác định nhãn mác, chất lượng. Sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm hoặc không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hại đến môi trường ao nuôi, vùng nuôi và chất lượng tôm thương phẩm.

Ông Võ Minh Thiên, Phó chi cục trưởng Chi Cục nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng có những lưu ý hộ nuôi thuỷ sản như sau: “Khi bà con sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng rất có hại đối với môi trường nuôi, do tồn lưu các chất độc hại trong ao, không chỉ ảnh hưởng 1 vụ mà ảnh hưởng rất nhiều vụ. Môi trường vùng nuôi, ao nuôi xuống cấp do bà con nuôi liên tiếp nhiều năm, dịch bệnh xảy ra ở mức cao nên người nuôi tôm sử dụng thuốc, hóa chất ngày càng nhiều hơn, thậm chí sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.”

Mặt hàng thuốc, hóa chất ngày càng đa dạng, nhiều loại không rõ nguồn gốc, không tuân thủ các quy định về nhãn mác hàng hóa, ông Phan văn Chín ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Thuốc Bảo vệ thực vật bây giờ quá nhiều, người nuôi rất khó khăn khi chọn lựa thuốc nào là tốt, là đúng quy định, thuốc nào là trong danh mục….Ngành chuyên môn cần giúp bà con nhận định đúng thuốc, đạt chuẩn cho phép, tay ngang như nông dân thì rất khó nhận biết thuốc nào là thật, là giả.”

Một mặt là trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, song chính người nuôi cũng cần nêu cao ý thức tố giác, loại bỏ thuốc, hóa chất cấm, không rõ nguồn gốc, không sử dụng thuốc hóa chất tuy có công dụng tốt nhưng tác hại rất xấu đến môi trường ao nuôi, vì như vậy mức độ thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên.


Có thể bạn quan tâm

Thích Ứng Với Rào Cản Thích Ứng Với Rào Cản

Ngành thủy sản cần soi vào thị trường và đổi mới mình để thích ứng với những rào cản thương mại các nước đưa ra ngày càng cao.

01/04/2014
Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê

Nhận thấy ở địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển đàn gia súc, nhất là nuôi dê, đầu năm 2011, anh Nguyễn Trí Thường, thôn Tuấn Sơn, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) quyết định học hỏi kinh nghiệm nuôi dê từ một số mô hình trong, ngoài tỉnh.

01/04/2014
Đàn Gia Súc Và Gia Cầm Của Tỉnh Giảm Mạnh Đàn Gia Súc Và Gia Cầm Của Tỉnh Giảm Mạnh

Từ giữa tháng 02/2014, trong tỉnh Trà Vinh đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại địa bàn 17 xã thuộc 04 huyện, thành phố: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và thành phố Trà Vinh, với tổng số 28.262 con gia cầm mắc bệnh.

01/04/2014
Bắc Giang Quyết Liệt Ngăn Chặn Cúm Gia Cầm Bắc Giang Quyết Liệt Ngăn Chặn Cúm Gia Cầm

Trước tình trạng hàng chục tỉnh, thành phố trên cả nước xuất hiện dịch cúm trên đàn gia cầm gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và ngành chăn nuôi, tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp tích cực bảo vệ đàn gia cầm và người sản xuất, kiên quyết không để xảy ra dịch trên địa bàn...

01/04/2014
Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn "Điêu Đứng" Đầu Ra

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.

01/04/2014