Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn Điêu Đứng Đầu Ra

Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn Điêu Đứng Đầu Ra
Ngày đăng: 01/04/2014

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.

Hơn 1 tháng nay, anh Kê - chủ trang trại chuyên cung cấp giống gia cầm tại huyện Ea Kar đứng ngồi không yên với đàn gà giống bị tồn đọng hàng chục ngàn con. Nguyên nhân do nguồn cung cho thị trường các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông gần như bị chững lại sau khi xuất hiện dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk.

Anh Đoàn Tâm Kê, xã Cư Ni, huyện Ea Kar cho biết: “Thời điểm bình thường, một tuần trang trại bán khoảng 15.000 con giống còn bây giờ chỉ sản xuất chừng 4.000 ngàn con, nhưng có tuần bán được, có tuần không, đa số là phải để lại nuôi”.

Khó khăn là thực trạng chung của người chăn nuôi gia cầm hiện nay. Khó khăn vì không bán được sản phẩm, chi phí đầu vào đã vượt giá thành mà người nuôi bỏ ra. Theo tính toán, bình quân một con gà thịt đến tuổi bán, mỗi ngày sẽ chi phí thức ăn hết gần 1.000 đồng. Vì vậy, gà giữ lại ngày nào là lỗ thêm ngày đó.

Dịch cúm gia cầm năm nay tại Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung không nghiêm trọng như những lần trước, tuy nhiên cũng khiến người dân phải lao đao. Không chỉ vùng có dịch, mà những vùng ngoài dịch cũng chung nỗi lo không bán được gà, vịt. Từ thực tế này, người chăn nuôi rất cần một chính sách quản lý mua bán, tiêu thụ gia cầm hợp lý.

Với tổng đàn gia cầm gần 7 triệu con nhưng nguồn cung chậm chạp như hiện nay đã khiến hàng ngàn hộ chăn nuôi ở tỉnh Đắk Lắk đang lâm vào tỉnh cảnh khó khăn, nợ nần. Gà, vịt tồn đọng, giá bấp bênh làm người dân khốn khó, nhưng lại là cơ hội để tư thương đặt ra nhiều điều kiện để ép giá đối với người chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Làm Khuyến Nông Nông Dân Làm Khuyến Nông

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

03/12/2014
Mùa Măng Núi Cấm Mùa Măng Núi Cấm

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

11/07/2014
Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

11/07/2014
Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.

03/12/2014
Ồ Ạt Trồng, Tiêu Chết Trụi Ồ Ạt Trồng, Tiêu Chết Trụi

Mấy năm nay, rải rác khắp các xã trong huyện Chư Pưh (Gia Lai), diện tích tiêu chết xuất hiện ngày càng nhiều, dù đây là khu vực đất trồng tiêu tốt nhất vùng. Tính trên địa bàn Tây Nguyên, hàng nghìn hộ trồng tiêu cũng gặp tình cảnh tương tự.

11/07/2014