Đàn Gia Súc Và Gia Cầm Của Tỉnh Giảm Mạnh

Từ giữa tháng 02/2014, trong tỉnh Trà Vinh đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại địa bàn 17 xã thuộc 04 huyện, thành phố: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và thành phố Trà Vinh, với tổng số 28.262 con gia cầm mắc bệnh.
Qua đó, các cơ quan hữu quan đã tiến hành tiêu hủy 18.431 con, số còn lại tự chết. Đồng thời, ngày 24/02/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 215/QĐ-UBND công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, UBND tỉnh đã công bố hết dịch cúm gia cầm, vì không phát sinh sau 21 ngày kể từ ngày dập ổ dịch cúm cuối cùng (ngày 28/02/2014).
Tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ; triển khai đồng bộ công tác tiêm phòng cúm trên đàn gia cầm đang thực hiện quyết liệt, đến ngày 20/3/2014, toàn tỉnh đã tiêm phòng hơn 285 nghìn liều vaccin trên đàn gia súc; gần 3,5 triệu liều vaccin các loại trên đàn gia cầm...
Theo các cơ quan hữu quan, tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đến thời điềm hiện nay giảm mạnh. Toàn tỉnh ước hiện có 1.322 con trâu, giảm 106 con so với cùng kỳ; 357.322 con heo, giảm 60.655 con (tương đương 14,5%) và hơn 04 triệu con gia cầm, giảm 1,6 triệu con (tương đương 28,1%), chỉ có đàn bò tăng, hiện có khoảng 131.198 con bò, tăng 1.133 con. Nguyên nhân giảm do chi phí đầu vào trong nuôi heo cao, tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Được biết, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng 05 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với công suất 30-60 con/đêm/cơ sở. Trong quý I/2014, các cơ quan hữu quan đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh đối với 285 cơ sở mua bán thịt với số lượng 36.396 con heo, 1.544 con trâu, bò và 146.004 con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) đã khẳng định được tính hiệu quả cũng như tính thích nghi đối với khu vực ven biển ĐBSCL; tiềm năng mỗi năm có thể mở rộng SX lên 200.000 - 250.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn lúa hữu cơ, đặc sản và trên 100.000 tấn tôm sạch phục vụ nhu cầu chế biến XK.

Trong khi một số nhà máy sản xuất hạt điều xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thiếu nguyên liệu, phải thường xuyên nhập khẩu thì nông dân trồng điều lại không dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Nghịch lý trên tồn tại nhiều năm qua, một phần do thiếu sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Thời gian qua, mặt hàng nhãn tiêu da bò chủ yếu xuất khẩu, việc tiêu thụ ở nội địa rất hạn chế do có ít người ăn. Theo nhiều tiểu thương thu mua nhãn tiêu da bò, giá nhãn tiêu giảm là do đầu ra trong xuất khẩu đang yếu, giá nhãn tiêu da bò giảm mạnh làm không ít nhà vườn ngán ngại đầu tư, chăm sóc vườn nhãn. Trong khi đó, hiện bệnh chổi rồng trên cây nhãn vẫn tiếp tục gây hại, làm giảm năng suất, sản lượng cho trái của nhiều vườn nhãn tại ĐBSCL.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc diễn ra rất phức tạp, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.