Sóc Trăng thị trường thuốc Thú y thủy sản chưa an toàn
Hiện có khoảng 7.000 loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, xử lý môi trường phục vụ nuôi thủy sản có mặt trên thị trường và ở Sóc Trăng có từ 5.000 đến 6.000 loại, chính vì thế mà người nuôi thủy sản rất khó khăn trong việc xác định nhãn mác, chất lượng. Sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm hoặc không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hại đến môi trường ao nuôi, vùng nuôi và chất lượng tôm thương phẩm.
Ông Võ Minh Thiên, Phó chi cục trưởng Chi Cục nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng có những lưu ý hộ nuôi thuỷ sản như sau: “Khi bà con sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng rất có hại đối với môi trường nuôi, do tồn lưu các chất độc hại trong ao, không chỉ ảnh hưởng 1 vụ mà ảnh hưởng rất nhiều vụ. Môi trường vùng nuôi, ao nuôi xuống cấp do bà con nuôi liên tiếp nhiều năm, dịch bệnh xảy ra ở mức cao nên người nuôi tôm sử dụng thuốc, hóa chất ngày càng nhiều hơn, thậm chí sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.”
Mặt hàng thuốc, hóa chất ngày càng đa dạng, nhiều loại không rõ nguồn gốc, không tuân thủ các quy định về nhãn mác hàng hóa, ông Phan văn Chín ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Thuốc Bảo vệ thực vật bây giờ quá nhiều, người nuôi rất khó khăn khi chọn lựa thuốc nào là tốt, là đúng quy định, thuốc nào là trong danh mục….Ngành chuyên môn cần giúp bà con nhận định đúng thuốc, đạt chuẩn cho phép, tay ngang như nông dân thì rất khó nhận biết thuốc nào là thật, là giả.”
Một mặt là trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, song chính người nuôi cũng cần nêu cao ý thức tố giác, loại bỏ thuốc, hóa chất cấm, không rõ nguồn gốc, không sử dụng thuốc hóa chất tuy có công dụng tốt nhưng tác hại rất xấu đến môi trường ao nuôi, vì như vậy mức độ thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên.
Related news
Hiện nay, ở vùng bán đảo Cà Mau dân nuôi tôm thẻ chân trắng gắng công chăm sóc, thoát được dịch bệnh nhưng thu hoạch bán không có lãi, vì tôm rớt giá.
Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều tháng qua khiến cho 700ha diện tích đất nông nghiệp ở huyện miền núi Sơn Hà bị hạn nặng, 500ha đất bị bỏ hoang vì thiếu nước tưới.
Chúc chỉ cho trái mỗi năm một lần vào mùa mưa với số lượng khiêm tốn, nên loại đặc sản này có giá bán cao (gấp 5-6 lần cây cùng họ là chanh), cho thu nhập hàng triệu đồng mỗi cây.
Theo ông Huỳnh Văn Bá - chủ nhiệm HTX xoài Mỹ Xương (Cao Lãnh, Đồng Tháp), với 480ha xoài mỗi năm HTX phải chi gần tỉ đồng để nhập gần 1,5 triệu bao bọc trái từ Đài Loan.
Cuối tuần qua, tại ấp Long Thành, xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An) đã diễn ra lễ khai trương Cơ sở sản xuất rượu vang thanh long, do Cty TNHH MTV Sản xuất rượu vang thanh long tổ chức.