Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê
Nhận thấy ở địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển đàn gia súc, nhất là nuôi dê, đầu năm 2011, anh Nguyễn Trí Thường, thôn Tuấn Sơn, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) quyết định học hỏi kinh nghiệm nuôi dê từ một số mô hình trong, ngoài tỉnh.
Sau khi nắm được kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, anh Thường đầu tư 160 triệu đồng mua 30 con dê giống lai Bách Thảo từ Trại giống Ba Vì (TP Hà Nội) về nuôi.
Sau 3 năm, trừ số dê bán thương phẩm, hiện đàn dê lai của gia đình có hơn 70 con, trong đó hơn 40 con cái sinh sản, 2 con dê bố. Với giá 130 nghìn đồng/kg dê thương phẩm và 200 nghìn đồng/kg dê giống, đàn dê của anh Thường có tổng trị giá gần 300 triệu đồng. Anh Thường phấn khởi: Nuôi dê không tốn kém lại cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Dê lai Bách Thảo có khả năng sinh trưởng tốt, con trưởng thành nặng tới 70 kg. Thông thường mỗi con dê cái hai năm sinh sản ba lứa, trung bình mỗi lứa hai con.
Tính từ khi dê mới sinh, nếu nuôi thương phẩm chỉ trong 6 tháng đạt từ 30 - 35 kg và được xuất chuồng, trong khi không tốn nhiều công lao động. Để nuôi cả đàn dê hơn 70 con, gia đình anh Thường chỉ bố trí một lao động chăn thả. Chuồng nuôi phải luôn khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Cùng đó, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn dê.
Bên cạnh dê lai Bách Thảo, ở Biên Sơn hiện nay có hàng chục hộ nuôi dê ta (dê cỏ) cho hiệu quả kinh tế khá. Tiêu biểu như gia đình các ông, bà: Trần Đình Quảng, Phùng Thị Sít (thôn Dọc Song), Trần Thế Giảng, Nguyễn Trí Chiến (thôn Tuấn Sơn)… Mỗi hộ thường xuyên nuôi từ 10 - 20 con dê mang lại nguồn thu hàng chục triệu đồng/năm.
Ông Vô Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Biên Sơn khẳng định: Do địa bàn xã chủ yếu là đồi núi và có nhiều cánh đồng cỏ rộng nên Biên Sơn có điều kiện thuận lợi phát triển đàn dê. Hơn nữa, nuôi loại gia súc này không cần vốn đầu tư ban đầu lớn; thị trường tiêu thụ dê thương phẩm ổn định nên nhiều hộ dần tăng quy mô, số lượng đàn.
Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm này, đàn dê của Biên Sơn có 1.570 con, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Nuôi dê đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên khá giả.
Có thể bạn quan tâm
Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
Ngày 29-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình ở 12 xã, phường, thuộc năm huyện, thành phố trên địa bàn, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.
Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.