Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra
Vườn rau an toàn của anh Lê Văn Tài, thành viên THT trồng rau an toàn xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Tổ hợp tác (THT) trồng RAT xã Vĩnh Hòa (Phú Giáo) thờigian qua được biết đến là đơn vị làm ăn khá hiệu quả.
Hiện nay tổ có 5 thành viên với hơn 1 ha các loại rau như mồng tơi, đậu bắp, dưa leo, mướp...
Hàng tháng, tổ cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn rau các loại.
Để bảo đảm trồng rau theo tiêu chuẩn RAT được Trạm Bảo vệ thực vật huyện Phú Giáo hướng dẫn, tổ đã tổ chức đầu tư, xây dựng nhà lưới hở với hệ thống tưới nước tự động trên diện tích đất trồng hơn 1 ha.
Anh Lê Văn Tài ở ấp Lễ Trang, thành viên THT RAT xã Vĩnh Hòa chia sẻ:
“Gia đình tôi trồng rau từ nhiều năm nay. Trước đây chúng tôi chỉ trồng theo kiểu truyền thống, hơn 2 năm nay đã đầu tư làm nhà lưới hở để trồng RAT theo hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật huyện.
Chúng tôi rất phấn khởi khi được tham gia học tập kinh nghiệm cũng như tiếp xúc những kỹ thuật canh tác mới để bảo đảm rau phát triển tốt và đưa đến tay người tiêu dùng một cách an toàn nhất”.
Tuy vậy, theo ông Hoàng Thái Hòa, Tổ trưởng THT trồng RAT xã Vĩnh Hòa, để sản xuất RAT cần khoản vốn đầu tư khá lớn, từ hệ thống tưới nước, nhà lưới đến việc áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật hiện đại vào chăm sóc theo một quy trình khép kín.
Việc này đòi hỏi người trồng rau phải có vốn, am hiểu nhất định về nghề, đồng thời tích cực học hỏi chuyên môn, nếu không sẽ khó thành công. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho người nông dân về vốn, kiến thức, khoa học - kỹ thuật thì người nông dân mới yên tâm làm RAT.
Ghi nhận thực tế cho thấy, khó khăn nhất của người nông dân trồng RAT nói riêng, trồng rau sạch nói chung hiện nay chính là việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
Theo một số cơ sở sản xuất RAT, hầu hết lượng RAT sản xuất ra được thương lái mua và chở đi bán.
Do đó, khó có thể bảo đảm rằng RAT khi đến với người dân không bị pha trộn các loại rau khác vào.
Đại diện các cơ sở làm RAT trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay RAT làm ra chủ yếu được thương lái thu mua tại vườn, giá cả thường được quy định theo ngày.
Trồng RAT cần khá nhiều vốn, trong khi giá bán một kg RAT cũng chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng, tương đương với giá của rau thường nên người trồng RAT chịu nhiều thiệt thòi.
Do vậy, để RAT đến được với người tiêu dùng, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ sở trồng RAT, cũng rất cần sự hỗ trợ của ngành chức năng, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho RAT một điểm bán dành riêng cho sản phẩm RAT tại các chợ trọng điểm.
Có như vậy người tiêu dùng mới tiếp cận được nguồn rau bảo đảm an toàn vệ sinh theo quy định; các cơ sở trồng RAT cũng khẳng định được thế mạnh trên thị trường hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Đứng thứ 2 về sản lượng cung cấp cho thị trường thế giới nhưng cà phê Việt Nam lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng và tính bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 8 này, đoàn công tác gồm đại diện Cục Kinh tế hợp tác, Cục Trồng trọt và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ đi khảo sát tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng của nông dân như thông tin một số cơ quan thông tin đại chúng đăng tải thời gian qua
Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, năm 2007 xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty CP Giống cây trồng Việt Nam đã phối hợp hướng dẫn cho hơn 200 hộ nông dân thử nghiệm trồng ngô lai giống 8416 trên địa bàn ấp Tân Rú.
Cùng với tôm giống kém chất lượng, phân vân giữa chọn đối tượng tôm sú hoặc thẻ chân trắng, người nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau còn đối mặt với những khó khăn về hạ tầng, môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu vốn, dịch bệnh trên tôm hoành hành. Đó là nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).