Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra

Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra
Publish date: Monday. September 28th, 2015

Vườn rau an toàn của anh Lê Văn Tài, thành viên THT trồng rau an toàn xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Tổ hợp tác (THT) trồng RAT xã Vĩnh Hòa (Phú Giáo) thờigian qua được biết đến là đơn vị làm ăn khá hiệu quả.

Hiện nay tổ có 5 thành viên với hơn 1 ha các loại rau như mồng tơi, đậu bắp, dưa leo, mướp...

Hàng tháng, tổ cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn rau các loại.

Để bảo đảm trồng rau theo tiêu chuẩn RAT được Trạm Bảo vệ thực vật huyện Phú Giáo hướng dẫn, tổ đã tổ chức đầu tư, xây dựng nhà lưới hở với hệ thống tưới nước tự động trên diện tích đất trồng hơn 1 ha.

Anh Lê Văn Tài ở ấp Lễ Trang, thành viên THT RAT xã Vĩnh Hòa chia sẻ:

“Gia đình tôi trồng rau từ nhiều năm nay. Trước đây chúng tôi chỉ trồng theo kiểu truyền thống, hơn 2 năm nay đã đầu tư làm nhà lưới hở để trồng RAT theo hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

Chúng tôi rất phấn khởi khi được tham gia học tập kinh nghiệm cũng như tiếp xúc những kỹ thuật canh tác mới để bảo đảm rau phát triển tốt và đưa đến tay người tiêu dùng một cách an toàn nhất”.

Tuy vậy, theo ông Hoàng Thái Hòa, Tổ trưởng THT trồng RAT xã Vĩnh Hòa, để sản xuất RAT cần khoản vốn đầu tư khá lớn, từ hệ thống tưới nước, nhà lưới đến việc áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật hiện đại vào chăm sóc theo một quy trình khép kín.

Việc này đòi hỏi người trồng rau phải có vốn, am hiểu nhất định về nghề, đồng thời tích cực học hỏi chuyên môn, nếu không sẽ khó thành công. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho người nông dân về vốn, kiến thức, khoa học - kỹ thuật thì người nông dân mới yên tâm làm RAT.

Ghi nhận thực tế cho thấy, khó khăn nhất của người nông dân trồng RAT nói riêng, trồng rau sạch nói chung hiện nay chính là việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Theo một số cơ sở sản xuất RAT, hầu hết lượng RAT sản xuất ra được thương lái mua và chở đi bán.

Do đó, khó có thể bảo đảm rằng RAT khi đến với người dân không bị pha trộn các loại rau khác vào.

Đại diện các cơ sở làm RAT trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay RAT làm ra chủ yếu được thương lái thu mua tại vườn, giá cả thường được quy định theo ngày.

Trồng RAT cần khá nhiều vốn, trong khi giá bán một kg RAT cũng chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng, tương đương với giá của rau thường nên người trồng RAT chịu nhiều thiệt thòi.

Do vậy, để RAT đến được với người tiêu dùng, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ sở trồng RAT, cũng rất cần sự hỗ trợ của ngành chức năng, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho RAT một điểm bán dành riêng cho sản phẩm RAT tại các chợ trọng điểm.

Có như vậy người tiêu dùng mới tiếp cận được nguồn rau bảo đảm an toàn vệ sinh theo quy định; các cơ sở trồng RAT cũng khẳng định được thế mạnh trên thị trường hiện nay.


Related news

Nông Dân Nông Dân "Chịu Trận" Trước Thuốc Thú Y Thủy Sản Thật - Giả Lẫn Lộn

Theo đánh giá của Cục quản lý thị trường - Bộ Công Thương, có khoảng 50% lượng phân bón lưu hành ở nước ta bị làm giả. Tình trạng đáng báo động này hiện cũng đã lan rộng sang các mặt hàng thuốc thú y thủy sản.

Saturday. April 19th, 2014
Chăn Nuôi Lợn Thịt Sạch Bằng Men Ủ Vi Sinh Hiệu Quả Nhưng Khó Nhân Rộng Chăn Nuôi Lợn Thịt Sạch Bằng Men Ủ Vi Sinh Hiệu Quả Nhưng Khó Nhân Rộng

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Phúc Thọ phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô, dần đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Saturday. April 19th, 2014
Triển Vọng Chăn Nuôi Thỏ Quy Mô Nông Hộ Triển Vọng Chăn Nuôi Thỏ Quy Mô Nông Hộ

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Saturday. April 19th, 2014
Chăn Nuôi Bò Sữa Những Mô Hình Mới Chăn Nuôi Bò Sữa Những Mô Hình Mới

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.

Saturday. April 19th, 2014
Dầu Tiếng (Bình Dương) Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Dầu Tiếng (Bình Dương) Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

Saturday. April 19th, 2014