Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắcca ở Việt Nam

Cụ thể, mắcca phải được trồng ở những nơi có nhiệt độ trung bình 15-35 độ C, thích hợp nhất vào khoảng 20-25 độ C, với lượng mưa trung bình mỗi năm từ 1.600-2.500mm, nơi trồng cần cao hơn 10-20m so với mặt nước biển và ít có gió phơn, sương muối và mưa phùn.
Cây mắcca trồng thích hợp nhất với những nơi có độ dày tầng đất trên 50cm, thoát nước tốt và giàu hữu cơ. Không được trồng mắcca ở những nơi đất cát, ngập úng hoặc chua phèn. Địa hình thích hợp nhất là bằng phẳng (độ dốc dưới 20 độ).
Hướng dẫn cũng đưa ra cách thức cụ thể về kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép, kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Đặc biệt, trong kỹ thuật thu hái và sơ chế bảo quản hạt, yêu cầu khi quả chín rụng xuống đất phải thu hoạch ngay. Sau đó, phải bóc vỏ trong vòng 24 giờ và đưa vào làm khô, không làm hạt xây xát ảnh hưởng đến chất lượng nhân, không được phơi quả dưới ánh nắng.
Hạt cần chế biến ngay sau khi đã làm khô, nếu chưa thể làm ngay cần được bảo quản bằng cách cho vào thùng nhựa, thùng tôn có nắp đậy kín hoặc cho vào túi hút chân không, bảo quản nơi thoáng mát.
Hạt được làm khô tự nhiên có thời gian bảo quản và cất trữ không quá 6 tháng, hạt làm khô nhân tạo sẽ có thời gian cất trữ lâu hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trên thị trường có nhiều sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có liên quan đến cây trồng chuyển gen để bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Cho dù, Việt Nam đã có quy định nhưng thực tế nhiều sản phẩm không dán nhãn, gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Trước nguy cơ cạnh tranh gay gắt, ngành chăn nuôi gia cầm đang tìm hướng đi mới. Thay vì tập trung vào chăn nuôi gà công nghiệp, các chuyên gia cho rằng nên tìm các thị trường ngách như gà thả vườn, gà đồi và trứng muối để né cạnh tranh khi hội nhập.

Sáng 24.9, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh nhằm đánh giá tình hình KT-XH 9 tháng đầu năm 2015 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm.

Thời gian qua, huyện Vĩnh Thạnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh môi trường (VSMT) và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Sau gần 4 năm đầu tư nuôi gà thịt thương phẩm theo hình thức nuôi nhốt, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao, chi phí đầu tư lớn, hao hụt và thất thoát cũng không nhỏ bởi dịch bệnh vật nuôi hay xảy ra anh Đặng Quốc Lộc quyết tâm tìm tòi mô hình chăn nuôi mới.