Mường Chà tập trung chăm sóc lúa mùa
Để ổn định và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn, những năm gần đây, UBND huyện Điện Biên Đông chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa những giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đến với bà con nông dân. Qua đó, giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần quan trọng đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Cụ thể hóa quan điểm nêu trên, từ nguồn vốn Nghị quyết 30a/CP và vốn sự nghiệp nông nghiệp, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) huyện triển khai mô hình trồng cây đậu tương, loại giống DT 84 trên đất lúa một vụ thuộc các bản: Háng Trợ A, B, C, xã Pu Nhi. 51 hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% giống, phân bón và được hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Người dân tận dụng được diện tích đất bỏ hoang trên chân ruộng lúa 1 vụ (tổng diện tích lúa 1 vụ trên địa bàn bản Háng Trợ A, B, C là 42,3ha); tận dụng lượng phân hữu cơ sẵn có tại địa phương...
Để Dự án đạt hiệu quả cao, các cán bộ kỹ thuật Trạm KNKN huyện luôn bám cơ sở hướng dẫn bà con thực hiện hiệu quả kế hoạch, nội dung dự án. Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, các lớp tập huấn kỹ thuật được thực hiện ngay tại ruộng từ cách làm đất, gieo hạt, bón phân, làm cỏ đều được cán bộ kỹ thuật trực tiếp làm mẫu. Ngoài ra, việc kiểm tra đồng ruộng, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật được tiến hành thường xuyên. Cán bộ kỹ thuật Trạm KNKN hướng dẫn nông dân cách phát hiện và phòng trừ sâu bệnh: sâu ăn lá, rầy xanh, rệp...
Đặc biệt là phòng trừ sâu bệnh trong thời kỳ đậu tương chuẩn bị ra hoa và ra quả. Do thời tiết vụ đông xuân 2014 - 2015 diễn biến phức tạp: thời gian rét kéo dài, nên tới trung tuần tháng 2/2015, cán bộ kỹ thuật Dự án mới hướng dẫn các hộ tham gia mô hình gieo hạt. Do làm tốt công tác chuẩn bị đất gieo trồng và thời tiết thuận lợi, sau 5 - 7 ngày gieo, tỷ lệ nảy mầm trung bình đạt 90 - 95% diện tích canh tác. Sau thời gian sinh trưởng 90 ngày, đậu tương cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 1,7 tấn/ha. Với giá bán hiện nay khoảng 15.000đồng/kg, trung bình một héc ta trồng đậu tương sẽ cho thu về khoảng 25,5 triệu đồng, trừ các loại chi phí nông dân có lãi khoảng 9 triệu đồng/ha.
Ông Sùng A Châu, Trưởng bản Háng Trợ cho biết: Thông qua mô hình, hầu hết người dân trong bản nhận thấy canh tác đậu tương không khó, mà mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng một số loại cây khác như ngô, khoai. Bên cạnh đó, trồng đậu tương giúp đất thêm màu mỡ, vụ sau trồng cây gì cũng cho năng suất cao hơn, vì vậy, nhiều hộ đã giữ giống cho vụ đông xuân sau. Ngoài hiệu quả kinh tế, Dự án còn giúp bà con nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho đậu tương, nắm bắt kỹ thuật bón phân cân đối giữa các loại phân chuồng, phân lân, phân kali, bón đúng, bón đủ; người dân cũng nắm được kỹ thuật tỉa bớt cây, xới xáo cho đất tơi xốp tạo đà cho rễ phát triển nhanh và vun luống cao giúp cây chống đổ khi có mưa lớn...
Từ đó, giúp nông dân đổi mới nhận thức mùa vụ, loại bỏ những cây kém chất lượng, tạo ra giống thuần chủng, chủ động giữ giống cho vụ sau. Thâm canh đậu tương còn làm cho đất được cải tạo, tăng thêm nguồn phân hữu cơ cho đất. Thành công từ mô hình đã góp phần quan trọng đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
Trung tuần tháng 5/2015, khi đoàn công tác Huyện ủy, UBND huyện Điện Biên Đông đi kiểm tra thực địa đánh giá hiệu quả mô hình khuyến nông trồng đậu tương trên đất lúa một vụ tại các bản Háng Trợ A, B, C (xã Pú Nhi), đại diện các hộ dân nơi đây đề nghị với đoàn công tác: mong muốn được tiếp tục nhận được hỗ trợ của Nhà nước để người dân trên địa bàn phát triển, mở rộng diện tích canh tác trồng đậu tương trên đất lúa một vụ. Đồng thời, cam kết những năm tiếp theo, dân bản sẽ tận dụng 100% diện tích đất lúa một vụ trên địa bàn trồng đậu tương. Đây là điều đáng mừng khi người dân có chuyển biến tích cực về nhận thức trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ TCty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) đang tiến hành mở 3 lớp tập huấn cho 91 cán bộ kỹ thuật của 19 công ty thành viên thuộc Vinafood 2 về nghiệp vụ quản lý cánh đồng lớn (CĐL).

Xuất khẩu 1.103 lô, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013, trọng lượng 59.764 tấn, giảm 23,6%. Chủ yếu là các mặt hàng: Chuối xanh 1.059 tấn, gỗ ván bóc rừng trồng 36.321 tấn, sắn củ tươi 20.766 tấn, thảo quả 540 tấn, chanh quả 144 tấn, xoài quả tươi 180 tấn...

Với mặt hàng ca cao, giá đã có xu hướng tăng từ tháng 6/2013 ở mức 2.200 USD/T lên 3.200 USD/T vào tháng 10/2014 khi dịch Ebola uy hiếp châu Phi và gây lo âu cho toàn thế giới. Cùng với sự giảm nhiệt của dịch Ebola, giá ca cao hiện đã giảm xuống 2.874 USD/T (giá ngày 20/11).

Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu... Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.