Thừa Thiên Huế khó khăn nguồn cung cá vẩu giống

Chị Huỳnh Thị Mót, thôn Tân Bình, xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) đã hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá vẩu lồng trên đầm Cầu Hai phấn khởi cho biết, nhờ nuôi cá vẩu mà cuộc sống gia đình chị ổn định như hiện nay. Sau mỗi vụ nuôi, trừ chi phí thức ăn, công chăm sóc gia đình chị cũng kiếm được vài chục triệu đồng.
Chị Mót phân tích, so với các loài cá tự nhiên nuôi lồng khác, hiệu quả kinh tế cá vẩu mang lại cao hơn nhiều khi cá phát triển nhanh, giá cả lại ổn định ở mức 250.000 đồng/kg. Nguồn thức ăn của cá vẩu lại thuận lợi, chủ yếu từ những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên.
Ông Phan Thế Phúng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình cho biết, toàn xã Lộc Bình có khoảng 90 hộ dân tham gia nuôi cá vẩu bằng lồng, tập trung chủ yếu ở thôn Tân Bình, An Bình, Hải Bình. Năm nào các hộ dân nuôi cá vẩu lồng tại địa phương cũng đều có lãi vài chục triệu đồng. Đầu ra lại dễ dàng khi cá vẩu chuyển vào Đà Nẵng bán. Hiệu quả nuôi cái vẩu là vậy, song, các hộ dân đều rất trăn trở với nguồn giống do phụ thuộc vào nguồn giống đánh bắt từ tự nhiên. Có hộ năm này nuôi được vài nghìn con cá vẩu, nhưng sang năm lại chỉ có vài chục con do nguồn giống từ tự nhiên khan hiếm
Anh Phan Ty, một hộ dân nuôi cá vẩu ở thôn Tân Bình, xã Lộc Bình cho biết, thông thường vào đầu tháng 3 là người dân phải đi tìm kiếm, đánh bắt cá vẩu con ở gần cửa biển Tư Hiền vào nuôi. Nhưng năm nay, nguồn giống cá vẩu khó khăn, anh chỉ nuôi được 100 con mua từ các hộ đánh bắt trên đầm Cầu Hai với giá 30.000 đồng/con.
Mong muốn của bà con là có cơ sở sản xuất được con giống loài cá vẩu để người dân không còn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên. Anh Ty chia sẻ.
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh khẳng định, cá vẩu là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nếu ươm được giống cá vẩu cung cấp cho thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân vùng đầm phá này.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...

Lúc 19 giờ ngày 13/1/2014, Đội Quản lý thị trường số 5 (Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Long) bắt quả tang 26 kg tôm càng xanh loại 2 bị bơm thạch rau câu, tại cơ sở mua bán tôm của hộ Nguyễn Thị Bé (Ấp 3, xã Hòa Thạnh - Tam Bình, ảnh).

Ngày 10/1, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cỏ May tổ chức lễ khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn thủy sản của Công ty TNHH Cỏ May Lai Vung.

Thời tiết năm 2013 diễn biến không thuận lợi, nắng nóng xuất hiện sớm, kéo dài xen kẽ các đợt gió mùa, nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch lớn, giữa năm hai cơn bão số 5 và số 6 diễn ra liên tiếp, các yếu tố trên đã làm cho môi trường nuôi bị xáo động lớn, tôm, các con nuôi bị chết ở các vùng bãi bồi ven biển và vùng nội đồng các huyện như Nho Quan, Yên Mô.