Rau Câu, Nguồn Thu Nhập Ổn Định Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản
Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.
Dọc theo con đường ven đầm từ xã Kim Đông qua xã Kim Hải (huyện Kim Sơn), rau câu phơi nối dài, còn trong nhà rau câu khô chất đống như núi chờ bán. Bà Đào Thị Tốt, xóm 3, Kim Hải phấn khởi chia sẻ: Năm nay, nuôi tôm kém nhưng được rau câu kéo lại. Nhà có 1,6 mẫu đầm, đợt này thu hoạch khoảng 1 tấn, rong đẹp thì 6.000 đồng/kg, xấu thì 5.000 đồng/kg khô.
Thời gian thu hoạch rau câu kéo dài từ tháng 2 cho đến tháng 9, tháng 10, mỗi tháng thu một lần, bình quân thu nhập 1 năm cũng vào khoảng 40 triệu đồng. Không riêng gì gia đình bà Tốt, hiện nay trên địa bàn 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn, nhiều chủ đồng nuôi như gia đình anh chị Mạnh Lan, chị Tú Anh cũng có thu nhập khá từ rau câu.
Chị Đào Thị Bưởi, một thương lái thu mua rau câu ở xóm 3, Kim Hải, cho biết: Từ đầu tháng hai âm lịch chị đã bắt đầu thu mua rau câu để bán cho các cơ sở sản xuất chế biến rau câu ở Hải Phòng. So với mọi năm, năm nay lượng rau câu khá dồi dào. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, chị đã thu mua và vận chuyển trên 200 tấn rau câu khô đi tiêu thụ.
Theo những người dân ở vùng bãi ngang huyện Kim Sơn thì rau câu mọc tự nhiên ở các đầm nuôi thủy sản mà không phải mất công trồng, tuy nhiên rau câu xuất hiện nhiều hay ít còn tùy vào chất đất, chất nước của từng đầm và phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những tháng mát trời, rau câu phát triển tốt, sản lượng tăng cao, còn những tháng nắng, nóng rau câu chậm phát triển thì sản lượng giảm.
Nhưng nhìn chung năm nay rau câu xuất hiện với mật độ khá dày. Có hộ thu hàng tấn rau câu tươi mỗi ngày. Nguồn rau câu dồi dào đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, hộ nào nhiều cũng được 40 - 50 triệu đồng, hộ ít cũng dăm bảy triệu nên bà con rất phấn khởi.
Huyện Kim Sơn có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ngoài nguồn thu nhập từ việc thả tôm, cua thì 7 - 8 năm trở lại đây, hầu hết các hộ dân ở đây đều thu vớt tận dụng được nguồn rau câu tự nhiên có trong đầm.
Sản lượng rau câu toàn huyện mỗi năm đạt khoảng 1.500 tấn, với giá bán 5.000 - 6.000 nghìn đồng/kg rau câu khô thì tổng nguồn thu đem lại không hề nhỏ. Tuy nhiên, việc duy trì và phát huy nguồn lợi này hiện nay chưa thực sự được quan tâm, đa phần các chủ đầm chỉ biết khai thác tự nhiên, mang tính tự phát.
Bên cạnh đó, có một thực tế, rau câu xuất hiện nhiều thì rong tảo, rong giẻ cũng bám theo từng mảng lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nước và việc nuôi trồng thủy sản. Do vậy, việc phát triển rau câu như thế nào cho hợp lý rất cần sự quan tâm, định hướng của ngành chuyên môn cũng như chính quyền địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;
Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).
Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.
Ngày 14/1/2015, UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 65/QĐ-UB về việc công nhận 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Thạch và Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2014. Đây cũng là 3 đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích sớm hơn so với lộ trình đăng ký thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CT MTQG XD NTM).
Từ một nước nghèo đói, không đủ gạo ăn, hơn 20 năm qua, với những quyết sách mạnh mẽ và thuận lợi về thị trường, “hạt ngọc Việt” đã chuyển mình, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.