Rau Câu, Nguồn Thu Nhập Ổn Định Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản
Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.
Dọc theo con đường ven đầm từ xã Kim Đông qua xã Kim Hải (huyện Kim Sơn), rau câu phơi nối dài, còn trong nhà rau câu khô chất đống như núi chờ bán. Bà Đào Thị Tốt, xóm 3, Kim Hải phấn khởi chia sẻ: Năm nay, nuôi tôm kém nhưng được rau câu kéo lại. Nhà có 1,6 mẫu đầm, đợt này thu hoạch khoảng 1 tấn, rong đẹp thì 6.000 đồng/kg, xấu thì 5.000 đồng/kg khô.
Thời gian thu hoạch rau câu kéo dài từ tháng 2 cho đến tháng 9, tháng 10, mỗi tháng thu một lần, bình quân thu nhập 1 năm cũng vào khoảng 40 triệu đồng. Không riêng gì gia đình bà Tốt, hiện nay trên địa bàn 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn, nhiều chủ đồng nuôi như gia đình anh chị Mạnh Lan, chị Tú Anh cũng có thu nhập khá từ rau câu.
Chị Đào Thị Bưởi, một thương lái thu mua rau câu ở xóm 3, Kim Hải, cho biết: Từ đầu tháng hai âm lịch chị đã bắt đầu thu mua rau câu để bán cho các cơ sở sản xuất chế biến rau câu ở Hải Phòng. So với mọi năm, năm nay lượng rau câu khá dồi dào. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, chị đã thu mua và vận chuyển trên 200 tấn rau câu khô đi tiêu thụ.
Theo những người dân ở vùng bãi ngang huyện Kim Sơn thì rau câu mọc tự nhiên ở các đầm nuôi thủy sản mà không phải mất công trồng, tuy nhiên rau câu xuất hiện nhiều hay ít còn tùy vào chất đất, chất nước của từng đầm và phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những tháng mát trời, rau câu phát triển tốt, sản lượng tăng cao, còn những tháng nắng, nóng rau câu chậm phát triển thì sản lượng giảm.
Nhưng nhìn chung năm nay rau câu xuất hiện với mật độ khá dày. Có hộ thu hàng tấn rau câu tươi mỗi ngày. Nguồn rau câu dồi dào đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, hộ nào nhiều cũng được 40 - 50 triệu đồng, hộ ít cũng dăm bảy triệu nên bà con rất phấn khởi.
Huyện Kim Sơn có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ngoài nguồn thu nhập từ việc thả tôm, cua thì 7 - 8 năm trở lại đây, hầu hết các hộ dân ở đây đều thu vớt tận dụng được nguồn rau câu tự nhiên có trong đầm.
Sản lượng rau câu toàn huyện mỗi năm đạt khoảng 1.500 tấn, với giá bán 5.000 - 6.000 nghìn đồng/kg rau câu khô thì tổng nguồn thu đem lại không hề nhỏ. Tuy nhiên, việc duy trì và phát huy nguồn lợi này hiện nay chưa thực sự được quan tâm, đa phần các chủ đầm chỉ biết khai thác tự nhiên, mang tính tự phát.
Bên cạnh đó, có một thực tế, rau câu xuất hiện nhiều thì rong tảo, rong giẻ cũng bám theo từng mảng lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nước và việc nuôi trồng thủy sản. Do vậy, việc phát triển rau câu như thế nào cho hợp lý rất cần sự quan tâm, định hướng của ngành chuyên môn cũng như chính quyền địa phương.
Related news
Hiện nay, Tiền Giang xây dựng được vùng trồng chuyên canh dừa gần 15.000 ha, vượt gần 3% so kế hoạch cả năm và tăng 2% so cùng kỳ năm trước. Diện tích dừa tập trung tại các huyện ven biển nhiều khó khăn phía Đông: Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Tây… Tỉnh tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.
Từ hiệu quả kinh tế cây chuối mô mang lại, năm 2015 nông dân thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai (Mường Khương - Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư trồng mới thêm 25 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích cây chuối mô tại huyện Mường Khương lên hơn 304 ha.
Nhờ thời tiết thuận lợi và tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh, năm nay các nhà vườn trong tỉnh Bắc Giang lại tiếp tục đón một mùa nhãn bội thu. Trà nhãn sớm bắt đầu cho thu hoạch, tiêu thụ thuận lợi mang lại niềm vui cho người làm vườn sau khi mùa vải thiều vừa khép lại.
Viện khoa học nông nghiệp Tây Nguyên đã nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu bảo quản lạnh trái bơ sau thu hoạch". Chủ nhiệm đề tài, KS. Hoàng Mạnh Cường cho biết, thời gian bảo quản dài nhất đạt được đối với trái bơ qua các thí nghiệm là 18 ngày, trong đó giữ những khay/hộp trái bơ trong kho bảo quản có nhiệt độ duy trì 8 độ C trong 15 ngày và trưng bày trên kệ của cửa hàng có nhiệt độ không khí 20 độ C 3 ngày chờ khách mua.
Tiếp theo vải thiều Bắc Giang, vải Thanh Hà (Hải Dương), vụ nhãn 2015 nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng nhãn lồng ở Hưng Yên đang rất phấn khởi vì sản phẩm "tiến vua" sẽ lần đầu tiên được xuất khẩu (XK) sang thị trường Mỹ và các nước.