Quảng Ngãi Nuôi Lươn Không Bùn Cho Thu Nhập Cao
Mô hình nuôi lươn không bùn dễ làm, không tốn không gian xây hồ, có thể nuôi ở mọi nơi có nguồn nước sạch, độ pH khoảng 6,5 - 7, ít tốn công chăm sóc, giá thành thấp nhưng thu nhập cao.
Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.
Anh Lượng cho biết: Để lươn khỏe và nhanh lớn anh đã cho lươn ăn ngày 2 lần, vào lúc 8 giờ sáng và 4 giờ chiều, thức ăn là cá con, nhái, trùn… xay nhỏ trộn lẫn với thức ăn công nghiệp. Lượng thức ăn bằng 2% trọng lượng thân. Sau khi cho ăn 1 - 2 giờ thay nước để môi trường khỏi bị ô nhiễm. Định kỳ 15 ngày sổ giun cho lươn một lần.
Bà Lương Thị Hồng Hương - Cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết: “Nuôi lươn không bùn cần chú trọng việc sổ sán (giun) và giữ môi trường trong sạch. Mô hình có thể thể tận dụng công lao động nhàn rỗi tại nhà, giá thành thấp nhưng thu nhập cao, mô hình cần nhân rộng để giúp bà con tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang nuôi hươu lấy nhung để phát triển kinh tế. Nhiều hộ thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này. Thu gần 200 triệu đồng/năm chỉ từ 12 con hươu của gia đình ông Nguyễn Viết Long ở ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh) là minh chứng.
Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.
Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.
Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.
Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.