Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Ninh Cảnh Báo Dịch Bệnh Thủy Sản Giai Đoạn Chuyển Mùa

Bắc Ninh Cảnh Báo Dịch Bệnh Thủy Sản Giai Đoạn Chuyển Mùa
Ngày đăng: 16/05/2014

Tính đến cuối năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Ninh là 5.450ha, năng suất bình quân đạt 6,15 tấn/ha, nhiều giống loài có triển vọng được đưa vào nuôi thâm canh, bán thâm canh như cá rô phi đơn tính, chim trắng năng suất đạt trên 10 tấn/ha.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thời tiết nóng ẩm bất thường, môi trường nuôi bị ô nhiễm khiến cho bệnh xảy ra trên cá khó lường, mức độ lây lan, phát tán nhanh rất khó khống chế.

Bên cạnh đó, người dân một số địa phương trong tỉnh vẫn nuôi theo phương thức cũ nên việc phòng bệnh cho cá chưa được quan tâm đúng mức, khi cá bị bệnh, việc chữa trị còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn.

Theo dõi tình hình dịch bệnh thuỷ sản nhiều năm cho thấy cá thường hay mắc bệnh vào giai đoạn chuyển mùa, từ xuân sang hè, tương ứng với thời điểm trung tuần tháng 4, tháng 5 hàng năm, khi nền nhiệt tăng mạnh, xuất hiện nắng nóng, kéo theo môi trường có sự xáo trộn, cá nuôi chưa kịp thích ứng dẫn tới dịch bệnh xuất hiện.

Các bệnh thường xảy ra ở giai đoạn này là bệnh do ký sinh trùng gây ra như: bệnh Trùng mỏ leo, Trùng quả dưa, bệnh giun sán…, bệnh do vi khuẩn, vi rus như bệnh đốm đỏ, lở loét, xảy ra ở tất cả các đối tượng cá nuôi như: Trắm cỏ, Trôi, Chép, Mè… và bệnh do nấm gây ra thường xảy ra đối với một số loài cá chịu rét kém như: cá Rô phi, Chim trắng.

Nguyên nhân:

Do trải qua mùa đông và mùa xuân dài nhiệt độ thường hạ thấp, mưa ẩm kéo dài cá kém ăn, nên sức đề kháng thấp cộng với những điều kiện bất lợi của môi trường đã làm dịch bệnh phát triển. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra, người nuôi cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh sau:

* Trước khi thả nuôi: Cần cải tạo ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Nguồn nước lấy vào ao phải sạch và được lọc kỹ qua lưới lọc.

* Khi thả nuôi: Thả theo đúng lịch thời vụ: tháng 3-tháng 4 (dương lịch). Thả nuôi với mật độ thích hợp: 1-1,5 con/m2 ao. Chọn cá giống có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh và có vị trí địa lý gần với gia đình mình. Tắm khử trùng cho cá trước khi thả bằng muối ăn với nồng độ 2-3% (2-3 kg muối hòa trong 100 lít nước) trong thời gian 15-20 phút.

* Trong quá trình nuôi: Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Cho ăn: đầy đủ và đảm bảo chất lượng theo phương pháp 4 định. Định kỳ khử trùng ao nuôi: bằng vôi, chế phẩm sinh học, hoặc một số loại thuốc BKC, BKA, viên sủi VICATO liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước mùa bệnh nên: bổ sung vitamin C, thuốc phòng bệnh Tiên đắc với liều lượng 100 g/500 kg cá vào thức ăn cho ăn 3-5 ngày liên tục, để tăng sức đề kháng cho cá.

* Trị bệnh:

Đối với bệnh ký sinh trùng và nấm: làm sạch và khử trùng môi trường nước ao bằng cách: Dùng viên sủi VICATO, BKC, BKA, Santa, NB-25, BiO-DW… hoặc dùng lá xoan tươi bó thành từng bó cho xuống các góc ao với lượng 40-50 kg/100 m2 ao/7-10 ngày.

- Đối với bệnh nhiễm khuẩn như: đốm đỏ lở loét, xuất huyết…: Khử trùng nước ao bằng các loại thuốc trên, sau 3-4 ngày dùng một trong các loại thuốc kháng sinh: Sulfamethosazale, Trimethoprim, Erythromycin, Biosultrim… trộn vào thức ăn liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sau đó dùng tiên đắc bao bên ngoài khi cho thức ăn xuống nước thuốc không bị hòa tan vào nước. Cho cá ăn liên tục 5-7 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Máy vét rơm của Hùng Rơm Máy vét rơm của Hùng Rơm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

07/05/2015
Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

08/05/2015
Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

08/05/2015
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

08/05/2015
Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

08/05/2015