Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang
Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.
Trước đây, gia đình chị Bùi Thị Ánh Tuyết là hộ cận nghèo của xã do ít đất sản xuất, thiếu vốn, lại phải nuôi ba người con đang tuổi ăn học. Năm 2007, chị được Hội phụ nữ xã cho vay 03 triệu đồng từ Quỹ Phụ nữ giúp nhau làm ăn phát triển kinh tế, chị đầu tư nuôi heo, sau đó chuyển qua nuôi gà ta, rồi nuôi bò, nhưng đều không thoát nghèo.
Đến năm 2010, Hội LHPN xã cho chị vay tiếp 5 triệu đồng và hướng dẫn cách nuôi chim cút. Ban đầu chị nuôi khoảng 1.200 con, thấy hiệu quả khả quan, chị vay thêm 10 triệu nữa tiếp tục phát triển đàn cút. Hiện tại, gia đình chị có trên 7.500 con cút đang cho trứng, mỗi ngày thu từ 5.000 - 5.500 trứng, thương lái đến tận nhà mua giá 4.200 đồng/chục, sau khi trừ đi chi phí, chị lời khoảng 400 ngàn đồng/ngày. Bên cạnh đó, chị Tuyết rắc mùn cưa trên phân cút hàng ngày, cứ 3 ngày chị vô bao bán cho những hộ dân trồng thanh long xung quanh, mỗi bao từ 8.000 -10.000 đồng. Từ một hộ thuộc cận nghèo, nhờ mô hình nuôi chim cút, giờ đây chị Tuyết đã có cuộc sống ổn định, nuôi con ăn học, sửa lại nhà cửa khang trang, vun đắp hạnh phúc gia đình.
Chị Nguyễn Thùy Dung cũng là hộ cận nghèo. Sau khi được hỗ trợ 3 triệu đồng nguồn vốn vay của Hội LHPN xã, chị đầu tư nuôi chim cút, ban đầu nuôi chỉ vài trăm con, đến nay phát triển đàn cút 2.600 con đang cho trứng, mỗi ngày lời khoảng 300 ngàn đồng tiền bán trứng cút. Đối với cút già, chị bán cút thịt 45 - 55 ngàn đồng/kg, khoảng vài tháng chị cho ra chuồng một đợt, nguồn thu này cũng trên 5 triệu đồng. Bên cạnh, chị nuôi thêm 1.000 con gà đẻ, khoảng 3 tháng nữa sẽ cho trứng; chị Dung còn tận dụng đất trống xung quanh nhà ương dừa giống để bán. Với nguồn thu nhập ổn định, chị đang tích lũy để xây dựng lại ngôi nhà khang trang.
Có thể bạn quan tâm
Đưa về những giống lúa mới, giúp nông dân ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt, thực hiện tốt việc liên doanh liên kết, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân - đó là những gì mà từ nhiều năm nay, Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đã làm được.
Các loại ngô ngọt, ngô rau dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao vì bán được giá, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ khoảng 65-90 ngày)
Bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ven biển ở các huyện Đông Hòa, Tuy An và Sông Cầu đã tạm lắng, không phát hiện thêm vùng nuôi mới bị nhiễm bệnh.
Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.
Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.