Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch
Sau gần một năm thực hiện, mô hình nuôi cá chạch của hộ bà Trần Thị Phúc, ngụ tại khóm 2, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau đã thành công, mở ra hướng phát triển mới trong nghề nuôi trồng thủy sản.
Mô hình này được thực hiện trên diện tích 1.000 m2 mặt nước. Với mật độ thả từ 30 – 40 con/m2, sau 8 tháng cá đạt trọng lượng bình quân từ 18 – 20 con/kg. Gia đình bà thu hoạch hơn 1,2 tấn cá thương phẩm, với giá cả hiện nay 100.000 đồng/kg, lãi hơn 40 triệu đồng. Theo gia đình bà Trần Thị Phúc: Loại cá này khá dễ nuôi và tỷ lệ hao hụt ít, chưa xuất hiện bệnh gây hại; thức ăn công nghiệp dạng viên nổi dùng cho cá, cộng với các loại cá tạp, cua, ốc, tép xay nhuyễn.
Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).
Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.
Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.
Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.
Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.